Hội thẩm lại tham gia xét xử cùng thẩm phán mà pháp luật quy định có tiêu chuẩn cao: có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 116)

- Quyền của hội thẩm khi nghị án

hội thẩm lại tham gia xét xử cùng thẩm phán mà pháp luật quy định có tiêu chuẩn cao: có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian

cao: có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật và quy trình tuyển chọn, giám sát thẩm phán được thực hiện rất chặt chẽ phải qua hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia và trình Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán các tòa án nếu đủ tiêu chuẩn, vì vậy không tránh khỏi việc các hội thẩm mang tâm lý “hữu danh vô thực”, ngồi cho có. Không ít những vị hội thẩm vì yếu kém về kỹ năng xét hỏi, kinh nghiệm sống hoặc không đọc kỹ hồ sơ hoặc khi nghiên cứu hồ sơ lại không tập trung chú ý các tình tiết của vụ án, quá trình nghiên cứu thấy có những vấn đề phức tạp, còn băn khoăn trong vụ án lại không trao đổi và hỏi kinh nghiệm của thẩm phán, chưa chủ động trong việc tiếp cận và nghiên cứu các văn bản pháp luật nên có những phiên tòa chỉ thẩm phán - chủ tọa phiên tòa hỏi từ đầu đến cuối trong khi hội thẩm do không nắm vững hồ sơ nên không hỏi được bị cáo, đương sự, người bị hại câu nào hoặc đưa ra những câu hỏi không ăn nhập với nội dung vụ án, giải thích không đúng với tinh thần của điều luật, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới phiên tòa. Việc tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử (thẩm phán, hội thẩm) nhưng không ít trường hợp do không nắm chắc thủ tục tố tụng, pháp luật về nội dung, các phương pháp nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét hỏi tại phiên tòa, nên hội thẩm xét hỏi không đúng trình trự xét hỏi theo quy định pháp luật tố tụng, không nắm chắc về quyền và nghĩa vụ của mình và mối quan hệ giữa chủ tọa phiên tòa và hội thẩm.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w