Mối quan hệ của hội thẩm với những người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 57 - 58)

Khi tham gia hoạt động xét xử tại tòa án, hội thẩm có mối quan hệ với thẩmphán - chủ tọa phiên tòa, kiểm sát viên (công tố viên) thư ký tòa án. Đây là các phán - chủ tọa phiên tòa, kiểm sát viên (công tố viên) thư ký tòa án. Đây là các mối quan hệ tố tụng phát sinh khi thực hiệm nhiệm vụ xét xử và được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính.

Được phân công tham gia xét xử vụ án cụ thể, hội thẩm có mối quan hệ vớithẩm phán, đó là mối quan hệ phối hợp trong công tác, hội thẩm tham gia trực tiếp thẩm phán, đó là mối quan hệ phối hợp trong công tác, hội thẩm tham gia trực tiếp cùng thẩm phán để giải quyết các vụ án như: hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động… Mối quan hệ giữa thẩm phán và hội thẩm vừa mang tính chất hỗ trợ nhau nhưng vẫn phải có sự độc lập, không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá các tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, thẩm phán và hội thẩm phối hợp với nhau trong tham gia xét hỏi để làm rõ các tình tiết, sự thật khách quan của vụ án. Hội thẩm có quyền hỏi những vấn đề cho là cần thiết để giải quyết vụ án mà

không phụ thuộc vào thẩm phán. Bên cạnh đó, thẩm phán cũng hướng dẫn cho hộithẩm về ý nghĩa của pháp luật và luật pháp được áp dụng như thế nào, ý nghĩa của thẩm về ý nghĩa của pháp luật và luật pháp được áp dụng như thế nào, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội... Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và qua kết quả tranh tụng tại phiên tòa, hội thẩm độc lập với thẩm phán khi ra các phán quyết của mình. Kiểm sát viên là người được phân công thực hành quyền công tố có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, đọc cáo trạng (đối với vụ án hình sự), phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính) , đưa ra các chứng cứ và thực hiện việc luận tội, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Trong quá trình xét xử, hội thẩm độc lập và không phụ thuộc vào bản cáo trạng của viện kiểm sát, ý kiến của viện kiểm sát về việc giải việc giải quyết vụ việc. Tại phiên tòa, là chủ thể trung tâm của hoạt động xét xử, hội thẩm cùng thẩm phán tạo điều kiện cho các hoạt động tố tụng, đảm bảo tranh tụng giữa các bên, phải thực sự tạo ra tự do tranh luận, tự do trình bày quan điểm, chứng cứ của các bên, bên buộc tội (kiểm sát viên) cũng như bên bào chữa, là thành viên hội đồng xét xử, hội thẩm trở thành chủ thể duy trì địa vị pháp lý bình đẳng của các bên, bảo đảm sự tôn trọng quyền, lợi ích và quyền tự do định đoạt của các bên tố tụng,áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội. Đối với thư ký tòa án, mối quan hệ giữa hội thẩm và thư ký tòa án phát sinh chủ yếu tại phiên tòa. Ttrước khi mở phiên tòa thư ký có nhiệm vụ báo cáo hội đồng xét xử danh sách có mặt hoặc vắng mặt của những người được tòa án triệu tập. Thư ký có nhiệm vụ ghi biên bản phiên tòa.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 57 - 58)

w