Sửa các quy định về thủ tục bầu, cử hội thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 152 - 154)

Hội thẩm là người đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia trực tiếp côngtác xét xử của tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn những người được Mặt trận tác xét xử của tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn những người được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu chủ yếu dựa trên danh sách đề xuất của tòa án các cấp nên còn mang tính cơ cấu. Để tòa án ra những phán quyết đúng pháp luật, công bằng, đúng người, đúng tội thì người làm nhiệm vụ xét xử phải có tâm trong sáng, có bản lĩnh, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hội đồng xét xử phải có kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tiễn đời thường, có đạo đức và kinh nghiệm hoạt động xã hội. Pháp luật quy định sự tham gia trực tiếp của hội thẩm trong hội đồng xét xử sơ thẩm là sự bổ sung cần thiết các lĩnh vực đó cho thẩm phán khi cùng tiến hành xét xử các vụ án. Vì vậy, cần lựa chọn những người có uy tín, hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định và hiểu biết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như những người thuộc các tổ chức xã hội, các đoàn thể ở các địa phương như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngành giáo dục, các nhà doanh nghiệp... và họ phải có quỹ thời gian dành cho hoạt động hội thẩm. Kinh nghiệm của một số quốc gia có nền tư pháp tiến bộ trên thế giới như Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản về quy trình lựa chọn hội thẩm theo nguyên tắc ngẫu nhiên cần được tham khảo, áp dụng. Khi công dân đã đủ những điều kiện nhất định, tên của họ sẽ được tự động đưa vào danh sách hội thẩm. Khi có vụ án cần đưa ra xét xử, chánh án lựa chọn hội thẩm nhưng việc lựa chọn thông qua một phần mềm ngẫu nhiên từ danh sách hội thẩm tại tòa án theo số thứ tự .

Đối với hội thẩm quân nhân, do những đặc thù của quân đội là lực lượng vũtrang, hoạt động xét xử chủ yếu tiến hành trong phạm vi"khép kín", lượng án tòa án trang, hoạt động xét xử chủ yếu tiến hành trong phạm vi"khép kín", lượng án tòa án xử hàng năm không lớn, số lượng hội thẩm quân nhân không nhiều, trong quân đội không tổ chức cơ quan đại diện như hội đồng nhân dân nên việc quy định về chế độ cử hội thẩm như hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, khi lựa chọn nhân sự không nên quá nghiêng về chức vụ hành chính - quân sự của các ứng cử viên. Hội thẩm quân nhân nên bao gồm cả cán bộ quản lý và cán bộ là trợ lý các cơ quan, trong đó cần chú ý tới những quân nhân đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật ngắn hạn.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 152 - 154)

w