Khi xét xử phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 105 - 107)

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về nguyên tắc áp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về nguyên tắc áp

dụng án lệ trong xét xử thì: khi xét xử, hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đểgiải quyết các vụ việc tương tự. Việc nghiên cứu, viện dẫn án lệ khi xét xử là yêu giải quyết các vụ việc tương tự. Việc nghiên cứu, viện dẫn án lệ khi xét xử là yêu cầu đối với thẩm phán, hội thẩm. Khi hội thẩm tham gia xét xử cùng thẩm phán về các vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau thì phải được giải quyết như nhau, quy định này nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Tuy vậy, thẩm phán, hội thẩm không bắt buộc phải viện dẫn án lệ một cách cứng nhắc. Họ có quyền không viện dẫn án lệ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ hoặc khi có chuyển biến tình hình dẫn tới việc án lệ không còn phù hợp. Trong trường hợp này, thẩm phán, hội thẩm phải có trách nhiệm phân tích, lập luận và kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét hủy bỏ. Đời sống xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, các chính sách và pháp luật cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khi đó giá trị của án lệ cũng thay đổi, do đó cùng với thẩm phán, hội thẩm phải có trách nhiệm thường xuyên nghiên cứu, cập nhật chính sách và pháp luật của nhà nước để đưa ra quyết định có viện dẫn án lệ để giải quyết một vụ việc tương tự hay không [38].

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 105 - 107)

w