Nghị án và ra phán quyết

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 77 - 79)

Pháp luật của Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp và Nhật Bản đều quy định việc bồithẩm ra quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tuy nhiên, việc bỏ phiếu được thực thẩm ra quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tuy nhiên, việc bỏ phiếu được thực hiện theo những cách thức riêng, cụ thể là:

Tại Hoa Kỳ, bồi thẩm đoàn bàn bạc và ra phán quyết kín, không có sự thamgia của thẩm phán. Bồi thẩm có thể yêu cầu thẩm phán làm rõ những câu hỏi pháp gia của thẩm phán. Bồi thẩm có thể yêu cầu thẩm phán làm rõ những câu hỏi pháp lý, xem xét chứng cứ, biên bản phiên tòa nhưng không được tham khảo thêm bất cứ gì khác. Quyết định về hình phạt và ra bản án là trách nhiệm của thẩm phán. Phán

quyết của bồi thẩm đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu, trong phiếu cócác câu hỏi về từng vấn đề và mỗi thành viên nhận được phiếu chỉ cần trả lời "có" các câu hỏi về từng vấn đề và mỗi thành viên nhận được phiếu chỉ cần trả lời "có" hoặc "không", sau đó gửi lại phiếu cho thẩm phán. Thẩm phán tiến hành kiểm phiếu trước mặt tất cả các thành viên. Những phiếu trắng hoặc phiếu vô hiệu được tính là phiếu có lợi cho người bị kết án. Kết quả bỏ phiếu được quyết định theo nguyên tắc đa số. Nếu bồi thẩm đoàn không ra được phán quyết thì có thể triệu tập bồi thẩm đoàn mới [108]. Tại Cộng hòa Pháp, kết quả bỏ phiếu của bồi thẩm cũng được thực hiện theo nguyên tắc đa số tỷ lệ 2/3, tức là 8/12 (ở cấp sơ thẩm) và 10/15 (cấp phúc thẩm). Việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức viết, qua nhiều lượt bỏ phiếu riêng và nối tiếp nhau về từng vấn đề như có tội hay không có tội, tình tiết tăng nặng, các câu hỏi phụ và lý do miễn, giảm hình phạt nếu có. Trong trường hợp có hai hoặc nhiều câu trả lời mâu thuẫn nhau thì thẩm phán có thể tiến hành đợt bỏ phiếu mới [108, tr.19]. Ở Nhật Bản, phán quyết của bồi thẩm cũng được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu và kết quả bỏ phiếu được quyết định theo nguyên tắc đa số. Riêng về quyết định hình phạt, nếu các ý kiến quá khác biệt đến mức không có ý kiến nào được đa số thì số phiếu của ý kiến bất lợi nhất cho bị cáo phải được cộng dồn vào số phiếu của ý kiến ít bất lợi liền kề cho đến khi đạt được đa số [108, tr.19-20]. Tại Liên bang Nga, bồi thẩm đoàn tiến hành họp kín, việc biểu quyết diễn ra công khai, không bồi thẩm viên nào được từ chối quyền biểu quyết và chủ tịch bồi thẩm đoàn sẽ biểu quyết cuối cùng. Bồi thẩm đoàn được yêu cầu cùng nhau thống nhất để đạt được một kết luận luận tội đồng thuận nếu có thể. Sau ba giờ làm việc, nếu việc đồng thuận không đạt được thì tiến hành biểu quyết để đưa ra quyết định. Nếu đa số bồi thẩm viên biểu quyết thuận đối với từng vấn đề trong các vấn đề được nêu ra cho bồi thẩm đoàn thì bị cáo bị coi như có tội. Nếu có không dưới sáu bồi thẩm viên biểu quyết (trong tổng số 12 người) ủng hộ câu trả lời phủ định đối với bất kỳ vấn đề nào trong các vấn đề được nêu ra thì bị cáo được tuyên bố trắng án. Nếu bị cáo bị kết luận có tội thì bồi thẩm đoàn có quyền nêu ý kiến bị cáo có đáng được hưởng sự khoan hồng, khoan hồng đặc biệt hay không được hưởng sự khoan hồng. Thẩm phán phải xem xét ý kiến của bồi thẩm đoàn khi quyết định hình phạt. Trong trường hợp, bồi thẩm đoàn kết luận một bị cáo có tội, nhưng thẩm

phán tin rằng kết luận đó không chính xác và có đủ cơ sở để kết luận bị cáo trắngán do không xác định được có hành vi phạm tội xảy ra hoặc không chứng minh án do không xác định được có hành vi phạm tội xảy ra hoặc không chứng minh được sự tham gia của bị cáo trong việc thực hiện hành vi phạm tội, thì thẩm phán có thể quyết định giải tán bồi thẩm đoàn và chuyển vụ án để xét xử sơ bộ lại với hội đồng xét xử mới [7, tr.539].

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 77 - 79)

w