Quyền nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 101)

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Điều 49 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 39 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì, luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 39 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì, hội thẩm có quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa, đây cũng là điểm khác biệt so với chế định bồi thẩm đoàn ở một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Liên bang Nga... Quy định nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm tạo điều kiện cho hội thẩm hiểu rõ nội dung của vụ án, nắm bắt các vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Là thành viên của hội đồng xét xử, việc nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa đã giúp hội thẩm có các ý kiến khách quan, vô tư và chuẩn bị tốt cho công tác xét xử công khai tại phiên tòa. Pháp luật tố tụng cũng quy định, trong khi nghiên cứu hồ sơ, nếu phát hiện còn thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành đưa vụ án ra xét xử hoặc thấy chứng cứ chưa đủ giá trị chứng minh hoặc thiếu tính chính xác, thì hội thẩm chủ động đề nghị thẩm phán ra các quyết định phù hợp với quy định của pháp luật như quyết định hoãn, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét xử vụ án hoặc đề nghị tòa án điều tra, thu thập thêm chứng cứ.

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính đều không quy địnhrõ thời gian nghiên cứu hồ sơ của hội thẩm trước khi mở phiên tòa là bao nhiêu, vì rõ thời gian nghiên cứu hồ sơ của hội thẩm trước khi mở phiên tòa là bao nhiêu, vì vậy, trên thực tế nhiều hội thẩm chưa chú trọng tới việc nghiên cứu hồ sơ, dành thời gian quá ít cho việc nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu cho có lệ, có trường hợp hội thẩm chỉ nghiên cứu hồ sơ trong 01 ngày hoặc tối đa là 02 ngày. Pháp luật tố tụng quy định hội thẩm tham gia xét xử tất cả các loại án như hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Đối với các vụ án có nhiều tình tiết phức tạp như án dân sự về tranh chấp đất đai, thừa kế, những vụ án hình sự có nhiều bị cáo, hồ sơ có hàng ngàn bút lục thì việc nghiên cứu hồ sơ không kỹ, sẽ dẫn tới tình trạng hội thẩm không đánh giá hết các tình tiết, sự kiện khách quan của vụ án và khó có thể độc lập khi ra các phán quyết về vụ án đảm bảo được tính chính xác, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 101)

w