những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử
Pháp luật tố tụng dân sự, hành chính quy định, hội thẩm "Tiến hành các hoạtđộng tố tụng và ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc động tố tụng và ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử" [88], [89]. Theo quy định này, khi được chánh án phân công nhiệm vụ xét xử vụ án, hội thẩm có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa và thực hiện các hoạt động tố tụng khác tại phiên tòa. Tại phiên tòa, hội thẩm cùng với thẩm phán: xem xét việc giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; xem xét quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt; xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; hội thẩm tham gia cùng thẩm phán hỏi bị cáo, bị hại, đương sự trong vụ án, người khởi kiện, người bị kiện để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án; xem xét vật chứng; quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm, ghi hình có âm thanh liên quan; công bố báo cáo, tài liệu chứng cứ của vụ án; hỏi người giám định, người định giá tài sản; quyết định tạm ngừng
phiên tòa khi có căn cứ theo quy định của pháp luật; qua tranh luận tại phiên tòa,nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, hay việc xem xét chưa được đầy nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, hay việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ, thì thẩm phán và hội thẩm sẽ quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận; nghị án và biểu quyết các vấn đề về việc giải quyết vụ án. Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử như về tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự... Sự ngang quyền này thể hiện mối quan hệ giữa thẩm phán và hội thẩm trong xét xử trên bình diện quyền năng của mỗi người. Sự ngang quyền của hội thẩm với thẩm phán được thể hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử và kết thúc ở phần nghị án. Sự ngang quyền thể hiện sự bình đẳng về vị trí, tư cách khi tham gia các giai đoạn tố tụng; bình đẳng về quyền phán quyết theo pháp luật vì pháp luật quy định hội thẩm và thẩm phán đều là người tiến hành tố tụng, thành viên trong hội đồng xét xử, là những chủ thể xét xử của tòa án.
Việc xét xử ở tòa án các cấp được thực hiện theo chế độ hội đồng (hội đồngxét xử). Pháp luật quy định nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa xét xử). Pháp luật quy định nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số và trong các phiên tòa sơ thẩm có hội thẩm tham gia (trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn) bên cạnh việc thể hiện tính chất dân chủ trong hoạt động tư pháp, còn thể hiện tính chất đặc trưng trong công tác xét xử của tòa án là việc ra phán quyết về việc giải quyết vụ án phải do một tập thể chứ không do một cá nhân nào quyết định. Thẩm quyền xét xử các vụ án thuộc về hội đồng xét xử chứ không phải do cá nhân thẩm phán hay cá nhân hội thẩm thực hiện. Bản chất của nguyên tắc này thể hiện việc bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, khách quan của tòa án trong việc nghiên cứu, giải quyết các vụ án và đảm bảo tính đúng đắn, công bằng, khách quan trong các phán quyết, tránh sự chủ quan, độc đoán và tùy tiện trong hoạt động xét xử. Chế độ hội đồng xét xử bảo đảm mọi quyết định của tòa án đều được thông qua theo nguyên tắc đa số, các thành viên dân chủ, ngang quyền với nhau. Mô hình xét xử tập thể ở cấp sơ thẩm có sự tham gia của hội thẩm nhằm bảo đảm tính đại diện của nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án. Đó là sự tạo điều kiện của pháp luật để những đại diện của nhân dân trực tiếp tham gia quyết định chất lượng xét xử ở cấp tòa án quan trọng. Để mô hình này phát huy được hết ưu điểm thì từng cá
nhân trong hội đồng xét xử phải chủ động trong việc xét xử, hạn chế tình trạngnguyên tắc xét xử tập thể chỉ mang tính hình thức. nguyên tắc xét xử tập thể chỉ mang tính hình thức.
Trên thực tế hội thẩm chưa thực sự phát huy được hết vai trò, trách nhiệm,chưa thực sự độc lập trong hoạt động xét xử, chưa thực sự ngang quyền với thẩm chưa thực sự độc lập trong hoạt động xét xử, chưa thực sự ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác xét xử của các tòa án nhân dân cho thấy vị trí, vai trò của không ít hội thẩm khá mờ nhạt, không biết cách đặt câu hỏi để làm sáng tỏ tình tiết vụ án, hoặc nếu có hỏi cũng chỉ hỏi vài câu vô thưởng, vô phạt, chung chung, chủ yếu thuyết phục bị cáo nhận tội. Hạn chế này cũng có lý do khách quan từ cơ chế lựa chọn hội thẩm và tính chất của chế định hội thẩm. Sự ngang quyền phải được chuẩn bị ngay từ khi lựa chọn người bầu cử làm hội thẩm, để cho họ có khả năng thực hiện sự ngang quyền ấy.
Pháp luật trao cho hội thẩm quyền rất lớn, xét xử "ngang quyền" với thẩmphán và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử như về: tội phán và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử như về: tội danh, hình phạt, biện pháp tư pháp và bồi thường thiệt hại, nhưng các quyền này lại bị hạn chế bởi trình độ, năng lực, bản lĩnh, kinh nghiệm sống và trách nhiệm với công việc của hội thẩm. Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số trong những trường hợp này sẽ bị hạn chế. Pháp luật quy định việc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, theo nguyên tắc chung sẽ dẫn tới hệ quả là việc phán xét, quyết định phần nhiều sẽ nghiêng về phía hội thẩm, là người xét xử không chuyên, có ít kinh nghiệm xét xử, nên rất có thể không đảm bảo được chất lượng xét xử.
Bên cạnh đó, còn có một số hội thẩm do bản lĩnh chính trị không vững vàngnên không chịu được áp lực của công luận khi đăng tải nhiều bài viết về một vụ án nên không chịu được áp lực của công luận khi đăng tải nhiều bài viết về một vụ án chưa xét xử, chịu ảnh hưởng và tác động của bản kết luận điều tra hoặc cáo trạng khi nghiên cứu hồ sơ nên dẫn tới không độc lập trong quá trình xem xét và đánh giá chứng cứ.