Hướng dẫn cho bồi thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 76 - 77)

Tại Hoa Kỳ thủ tục hướng dẫn cho bồi thẩm diễn tra sau khi chấm dứt phầntranh luận và trước khi nghị án. Trong vụ án hình sự, thẩm phán phải chỉ dẫn cho tranh luận và trước khi nghị án. Trong vụ án hình sự, thẩm phán phải chỉ dẫn cho các thành viên bồi thẩm đoàn về ý nghĩa của luật pháp và luật pháp được áp dụng như thế nào, thẩm phán nhắc nhở bồi thẩm về nguyên tắc suy đoán vô tội và nghĩa vụ chứng minh có tội thuộc về nhà nước. Trong trường hợp bồi thẩm đoàn nghi ngờ hợp lý về tội danh thì phải ra phán quyết không có tội. Thẩm phán giải thích cho bồi thẩm đoàn về thủ tục tố tụng. Đối với vụ án dân sự, thẩm phán thông báo cho bồi thẩm đoàn phải phán quyết dựa trên các bằng chứng được đưa ra trước tòa, giới thiệu các quy định, nguyên tắc và tiêu chuẩn của khái niệm pháp lý cụ thể có liên quan, nhắc nhở bồi thẩm về nguyên tắc đánh giá chứng cứ "dựa trên sự vượt trội của chứng cứ" trong tố tụng dân sự - khác với nguyên tắc "không còn nghi ngờ gì nữa" trong tố tụng hình sự [108]. Tại Cộng hòa Pháp, sau khi kết thúc phần trình bày chứng cứ và tranh luận, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa không được tóm tắt tranh luận của cả hai bên. Thẩm phán - chủ tọa đọc bảng câu hỏi mà bồi thẩm đoàn phải trả lời, các câu hỏi tập trung vào 03 vấn đề, cụ thể là: (1) đối với mỗi tội phạm bị truy tố, câu hỏi chính là liệu người bị kết án có phạm tội hay không; (2) câu hỏi về các tình tiết tăng nặng; và (3) câu hỏi về nguyên nhân miễn hoặc giảm hình phạt. Trước khi vào phòng nghị án, thẩm phán - chủ tọa đọc hướng dẫn mẫu về các yêu cầu của pháp luật đối với bồi thẩm khi ra quyết định. Pháp luật Nhật Bản quy định trong quá trình nghị án, thẩm phán có nghĩa vụ thông báo và giải thích những quy định luật liên quan về cả luật nội dung và thủ tục tố tụng cho bồi thẩm viên [108, tr.18].

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 76 - 77)

w