Sửa quy định về thành phần hội thẩm tham gia hội đồng xét xử và thẩm quyền của hội thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 151 - 152)

hội thẩm

Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị của hội thẩm còn nằm rải rác,tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, gây không ít khó khăn cho việc áp dụng. Để tạo tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, gây không ít khó khăn cho việc áp dụng. Để tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho hoạt động của hội thẩm, cần sớm ban hành Luật về hội thẩm. Việc ban hành luật về hội thẩm sẽ bảo đảm tính pháp điển hóa cao của các quy định của pháp luật về hội thẩm; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật về hội thẩm với các văn bản pháp luật có liên quan. Luật về hội thẩm sẽ gồm có các nội dung cơ bản như: 1) những quy định chung về hội thẩm, quy định về tuyên thệ của hội thẩm; 2) về tiêu chuẩn hội thẩm, quy trình lựa chọn và thành lập hội thẩm, thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm; 3) nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của hội thẩm, đó là các quyền và nghĩa vụ tố tụng quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015); 4) các biện pháp bảo vệđối với hội thẩm và các thành viên trong gia đình hội thẩm; 5) về quản lý hội thẩm...

Tòa án nhân tối cao sớm nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan hữu quanxây dựng Luật về hội thẩm điều chỉnh tất cả các lĩnh vực về địa vị của hội thẩm. xây dựng Luật về hội thẩm điều chỉnh tất cả các lĩnh vực về địa vị của hội thẩm. Tuy nhiên, trước mắt Tòa án nhân dân tối cao cần rà soát các văn bản pháp luật có liên quan tới địa vị pháp lý của hội thẩm để tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 về địa vị của hội thẩm.

4.2.2.2. Những nội dung pháp luật chuyên sâu về địa vị của hội thẩm cần sửa đổi, bổsung sung

- Sửa quy định về thành phần hội thẩm tham gia hội đồng xét xử và thẩm quyền củahội thẩm hội thẩm

Pháp luật hiện hành quy định trong hội đồng xét xử, số lượng hội thẩm nhiềuhơn thẩm phán, trong khi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sống và bản lĩnh của hơn thẩm phán, trong khi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sống và bản lĩnh của hội thẩm, cũng như đạo đức nghề nghiệp của không ít hội thẩm còn yếu, kém. Điều này có thể ảnh hưởng tới các phán quyết cuối cùng của tòa án, không loại trừ trường hợp dẫn tới việc các vụ án bị xử oan, sai xử theo cảm tính, không đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật. Để bảo đảm dân chủ thật sự của nền tư pháp và trên cơ sở đánh giá đúng những cống hiến và kinh nghiệm của đội ngũ hội thẩm trong những năm qua, việc tiếp tục duy trì và cải tiến công tác hội thẩm là rất cần thiết, tuy nhiên, cần phải có một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của thẩm phán, bảo đảm tính nhân dân của hội đồng xét xử, có thể cơ cấu lại tỷ lệ số lượng hội thẩm trong thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm theo hướng:

Đối với các vụ án dân sự, hành chính (trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rútgọn), vụ án hình sự có thể có 02 phương án: thứ nhất, cân bằng thành phần trong gọn), vụ án hình sự có thể có 02 phương án: thứ nhất, cân bằng thành phần trong hội đồng xét xử gồm 02 thẩm phán và 02 hội thẩm, khi đó, hội thẩm hoàn toàn ngang quyền với thẩm phán trong toàn bộ quá trình xét xử, được tham gia xét xử tại phiên tòa, tham gia nghị án, biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án. Đối với hội đồng xét xử gồm 02 thẩm phán và 02 hội thẩm cần bổ sung cơ chế giải quyết thích hợp trong trường hợp tỷ lệ biểu quyết của hội đồng xét xử là ngang bằng nhau thì ưu tiên quyết định của bên thẩm phán; thứ hai, giữ nguyên số lượng hội thẩm như hiện nay, hội thẩm tham gia hoạt động xét xử, nghị án, biểu quyết cùng thẩm phán nhưng quyền hạn của hội thẩm sẽ khác: khi giải quyết các vụ án hình sự, hội thẩm sẽ quyết định người bị kết án có tội hay không có tội, việc quyết định về tội danh, hình phạt và các trách nhiệm khác do thẩm phán quyết định (áp dụng kinh nghiệm từ chế định bồi thẩm đoàn của Hoa Kỳ); đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, hội thẩm được tham gia mọi hoạt động tại phiên tòa xét xử trừ việc nghị án và quyết định về vụ việc, thẩm phán tự quyết định và chịu trách nhiệm về bản án của mình.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 151 - 152)

w