Quy định rõ về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với hội thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 154 - 155)

Để hội thẩm thực hiện tốt các nguyên tắc hiến định thẩm phán và hội thẩmxét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử và nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số, thì đòi hỏi hội thẩm phải được trang bị nhiều hơn về kiến thức chuyên môn. Bên cạnh những phẩm chất về chính trị, đạo đức, những kiến thức và kinh nghiệm xã hội cần thiết, hội thẩm cần phải được trang bị những kiến thức pháp luật nhất định và kỹ năng xét xử để họ tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án có hiệu quả. Tức là làm thế nào để với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đó, kết hợp với kinh nghiệm cuộc sống và đại diện cho ý nguyện của nhân dân, hội thẩm sẽ phát huy vai trò của mình trong hoạt động xét xử, không làm giảm lòng tin của nhân dân vào công lý.

Vì vậy, để hội thẩm phát huy được hết khả năng của mình trong xét xử,pháp luật cần quy định rõ ràng và cụ thể tiêu chuẩn pháp luật (chuyên môn) của hội pháp luật cần quy định rõ ràng và cụ thể tiêu chuẩn pháp luật (chuyên môn) của hội thẩm. Cụ thể là: hội thẩm phải có kiến thức cơ bản nhất về pháp luật. Lượng kiến thức cơ bản này phải tương ứng với chương trình pháp luật đại cương trong trường phổ thông trung học (đối với hội thẩm ở vùng sâu, vùng xa) hoặc ở mức cao hơn là tương ứng với chương trình pháp luật trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên luật (đối với các vùng khác).

Bên cạnh đó, cần lựa chọn những người có kiến thức chuyên ngành nhấtđịnh, ví dụ như có kiến thức về chứng khoán, tài chính, đất đai, công nghệ tin học... định, ví dụ như có kiến thức về chứng khoán, tài chính, đất đai, công nghệ tin học... để tham gia làm hội thẩm như kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại hoặc các tranh chấp về lĩnh vực chứng khoán thì trong hội đồng xét xử sẽ có ít nhất một hội thẩm là chuyên gia về lĩnh vực thương mại hoặc chuyên gia về chứng khoán... Khi xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên, trong hội đồng xét xử cần có hội thẩm là người am hiểu về tâm lý người chưa thành niên, nên có thể lựa chọn hội thẩm là giáo viên, cán bộ đoàn thanh niên, các chuyên gia về tâm lý... Có như vậy, mới phát huy được vai trò của hội thẩm là người bổ sung kinh nghiệm sống, những hiểu biết

về các lĩnh vực chuyên ngành, làm tăng thêm niềm tin nội tâm cho thẩm phán, làmcho các phán quyết của tòa án "thấu tình đạt lý". cho các phán quyết của tòa án "thấu tình đạt lý".

Mô hình tố tụng ở Việt Nam hiện nay là kết hợp tố tụng thẩm vấn và tố tụngtranh tụng, Chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ rõ nhiệm vụ đổi mới tổ chức phiên tranh tụng, Chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ rõ nhiệm vụ đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, trong đó có hội thẩm và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa. Vì vậy, đòi hỏi hội thẩm phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết những kỹ năng xét xử... mới có thể bảo đảm quyền tranh tụng bình đẳng giữa các bên và giải quyết được những tình huống xảy ra khi xét xử các vụ án cụ thể.

Về tiêu chuẩn pháp luật của hội thẩm trong điều kiện của Việt Nam hiện naykhông thể quy định quá thấp như trước đây nhưng cũng không nên quy định quá không thể quy định quá thấp như trước đây nhưng cũng không nên quy định quá cao để tránh rơi vào tình trạng "chuyên môn hoá" hay "thẩm phán hoá" hội thẩm, làm cho hoạt động xét xử mất dần đi tính chất xã hội rộng rãi. Đồng thời, với việc quy định cụ thể tiêu chuẩn pháp lý, cần có biện pháp kịp thời bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho hội thẩm. Có như vậy, mới đảm bảo cho đội ngũ hội thẩm có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thực thực tiễn, đạo đức trong sạch và dũng cảm đấu tranh vì công lý.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 154 - 155)

w