Điều kiện để trở thành bồi thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 72)

Nhìn chung, cách thức quy định tư cách bồi thẩm/hội thẩm/thẩm phán khôngchuyên tại các nước nêu trên cơ bản là giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt chuyên tại các nước nêu trên cơ bản là giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt nhỏ.

Pháp luật các quốc gia quy định tiêu chuẩn chung có thể làm bồi thẩm/hộithẩm/thẩm phán không chuyên, bao gồm về quốc tịch (phải là công dân nước sở thẩm/thẩm phán không chuyên, bao gồm về quốc tịch (phải là công dân nước sở tại), tiêu chuẩn về độ tuổi (Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên, Cộng hòa Pháp từ 23 tuổi trở lên và được hưởng đầy đủ các quyền chính trị và quyền công dân, Nhật Bản quy định là người có quyền bỏ phiếu Hạ nghị viện, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 23 tuổi trở lên, Liên bang Nga từ 25 tuổi trở lên), tiêu chuẩn về trình độ học vấn ở mức độ trung bình (Hoa Kỳ quy định biết đọc và viết tiếng Anh, Nhật Bản quy định học xong phổ thông trung học bắt buộc (học hết lớp 9), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định có trình độ học vấn ít nhất ở bậc cao đẳng, Liên bang Nga quy định là người có đủ năng lực hành vi pháp lý). Bên cạnh đó, pháp luật các nước này cũng quy định tiêu chuẩn về sức khỏe để có thể làm bồi thẩm viên/hội thẩm như có sức khỏe tốt, không có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, tiêu chuẩn về điều kiện cư trú như sống trong vùng tư pháp liên quan. Qua nghiên cứu cho thấy, pháp luật của các nước nêu trên không có quy định nào về đào tạo pháp luật đối với công dân được lựa chọn làm bồi thẩm/hội thẩm và việc lựa chọn bồi thẩm/hội thẩm theo nguyên tắc ngẫu nhiên [7], [93],[108].

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w