Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 97 - 101)

Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 86Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, cụ thể là: "Chánh án tòa án nhân dân sau Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, cụ thể là: "Chánh án tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân". Theo quy định tại Điều 90 của Luật này thì điều kiện miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm là: "1)Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác. 2) Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm hội thẩm"[86].

3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội thẩm

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015, Luật Tổ chức tòa Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ngày 13-6-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII) khi tham gia hoạt động xét xử, hội thẩm có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

3.2.2.1. Nhiệm vụ của hội thẩm

Điều 84 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định, hội thẩm tòa ánnhân dân gồm: hội thẩm nhân dân và hội thẩm quân nhân. Hội thẩm nhân dân thực nhân dân gồm: hội thẩm nhân dân và hội thẩm quân nhân. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân theo phân công của chánh án tòa án nơi được bầu làm hội thẩm nhân dân. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự theo sự phân công của chánh án tòa án nơi mình được cử làm hội thẩm quân nhân. [86]. Theo quy định này, hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công tham gia hội đồng xét xử các vụ án của chánh án tòa án. Việc quy định chánh án quyết định việc phân công hội thẩm tham gia xét xử là không hợp lý, sẽ mang nặng tính chủ quan, không đảm bảo được tính khách quan, dễ dẫn đến phát sinh các hành vi tiêu cực trong hoạt động tư pháp có thể xảy ra như: thông qua việc lựa chọn, mời hội thẩm đơn giản, dễ dãi, dễ thuyết phục tham gia xét xử để việc xét xử theo ý của các thẩm phán hoặc lãnh đạo tòa án; sự hạn chế về năng lực chuyên môn, phương pháp, kỹ năng của hội thẩm dẫn tới họ không thể đưa ra được nhận định, không phản biện được ý kiến của thẩm phán nên dễ dàng bị thuyết phục. Vì vậy, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp có những hội thẩm được mời tham gia xét xử nhiều vụ án, nhưng cũng có không ít hội thẩm suốt nhiệm kỳ của mình không tham gia xét xử phiên tòa nào.

Hội thẩm còn có nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Với địa vịpháp lý là người tiến hành tố tụng, thành viên hội đồng xét xử, hội thẩm phải tuân pháp lý là người tiến hành tố tụng, thành viên hội đồng xét xử, hội thẩm phải tuân thủ những quy định của pháp luật, tuân thủ các nguyên tắc hiến định: "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật..." [82]. Với nhiệm vụ này đòi hỏi hội thẩm phải khách quan, vô tư, độc lập với mọi ảnh hưởng có thể tác động đến việc hội thẩm ra các phán quyết về việc giải quyết vụ án. Hội thẩm phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Hội thẩm có nhiệm vụ thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để luôn đảm bảonhững tiêu chuẩn mà luật pháp quy định đối với hội thẩm: có đạo đức tốt, có bản những tiêu chuẩn mà luật pháp quy định đối với hội thẩm: có đạo đức tốt, có bản

lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, tinh thần dũng cảm kiênquyết bảo vệ công lý, có kiến thức pháp luật, có hiểu biết xã hội... quyết bảo vệ công lý, có kiến thức pháp luật, có hiểu biết xã hội...

Theo quy định tại Điều 8 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hộithẩm (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ngày 13-6-2016 thẩm (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1213/2016/UBTVQH13 ngày 13-6-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII), hội thẩm phải thực hiện các hoạt động của đoàn hội thẩm theo sự phân công của trưởng đoàn. Hội thẩm có trách nhiệm thông báo kết quả việc thực hiện cho trưởng đoàn biết. Thông báo cho chánh án tòa án nhân dân cùng cấp, trưởng đoàn hội thẩm nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hội thẩm phải kịp thời thông báo với trưởng đoàn hội thẩm, chánh án tòa án nhân dân cùng cấp biết khi có sự thay đổi về vị trí, nơi công tác, nơi làm việc hoặc nơi cư trú. Trong trường hợp vì lý do khách quan, chính đáng mà không thể thực hiện được nhiệm vụ xét xử, hội thẩm phải thông báo ngay với trưởng đoàn và chánh án tòa án nhân dân cùng cấp biết [119].

Ngoài ra, hội thẩm có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật, vận động, giải thíchcho quần chúng nhân dân thực hiện pháp luật tại địa phương nơi mình lao động, cho quần chúng nhân dân thực hiện pháp luật tại địa phương nơi mình lao động, công tác. Hội thẩm phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn bí mật công tác theo quy định của pháp luật, tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của quần chúng nhân dân.

3.2.2.2. Quyền hạn của hội thẩm

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉtuân theo pháp luật...". Nội hàm của điều này đã được quy định cụ thể hơn trong Bộ tuân theo pháp luật...". Nội hàm của điều này đã được quy định cụ thể hơn trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014. Pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đều quy định, khi được chánh án tòa án phân công, hội thẩm được tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền hội đồng xét xử [88], [89]. Theo các quy định này thì hội thẩm ngang quyền với thẩm phán từ khi hội thẩm được mời tham gia hội đồng xét xử sơ thẩm. Tất cả các giai đoạn và trong mọi thủ tục tố tụng giải quyết vụ án kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, hội thẩm độc lập và ngang quyền với thẩm phán. Những quyền đó được thể hiện trong các lĩnh vực sau:

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 97 - 101)

w