Theo pháp luật Việt Nam, tòa án nhân dân được xác định là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người Mô

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 44 - 45)

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của hội thẩm, từ đó giúp tác giả có cơ sở để

Theo pháp luật Việt Nam, tòa án nhân dân được xác định là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người Mô

hình tổng thể về sự tham gia đại diện của nhân dân vào hoạt động xét xử (chế định hội thẩm) ở Việt Nam như hiện nay là cần thiết, về cơ bản đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với cấu trúc quyền lực của nhà nước, phù hợp thể chế chính trị. Pháp luật tố tụng Việt Nam thuộc mô hình tố tụng hỗn hợp thiên về thẩm vấn (xét hỏi), tức yếu tố thẩm vấn trong tố tụng rõ nét hơn, trong đó tòa án giữ vai trò chủ yếu trong quá trình thẩm vấn các bên để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Chiến lược cải cách tư pháp tại Việt Nam đặt ra yêu cầu cải cách tổ chức hệ thống tòa án, xây dựng và phát triển án lệ, tăng cường tranh tụng trong tố tụng... Tòa án trong tố tụng tranh tụng phải là chủ thể trung tâm của hoạt động xét xử, tạo mọi điều kiện cho những hoạt động tố tụng. Việc xét xử của tòa án phải thực sự là tạo ra sự tự do tranh luận, tự do trình bày quan điểm, chứng cứ của các bên, bên buộc tội cũng như bên bào chữa... các bên đều có quyền ngang nhau thực hiện tự do trình bày chứng cứ và chứng minh vụ việc, không một chứng cứ nào có giá trị tiên quyết trong quá trình chứng minh. Tòa án có vai trò điều hành, kiểm soát quá trình tranh luận nhằm tạo điều kiện để các bên thực hiện được các chức năng tố tụng, bảo vệ quan điểm và thực hiện quyền tự định đoạt việc sử dụng các khả năng tố tụng và tự do trong chứng minh; triệt để thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội [125, tr.130]. Như vậy, đòi hỏi sự "vô tư", "khách quan" của tòa án, trong đó có sự "vô tư", "khách quan" của thẩm phán và hội thẩm, sự độc lập giữa thẩm phán và hội thẩm khi ra các phán quyết. Việc hoàn thiện địa vị pháp lý của hội thẩm, cần theo hướng: kết hợp những yếu tố tích cực của chế định hội thẩm và những yếu tố tích cực của chế định bồi thẩm đoàn như về quy trình lựa chọn hội thẩm tham gia phiên tòa theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên; thay đổi thành phần hội thẩm và quyền hạn của hội thẩm trong hội đồng xét xử, tách bạch rõ nhiệm vụ của hội thẩm và thẩm phán; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội thẩm để hội thẩm thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thúc đẩy luật sư nâng cao trình độ chuyên môn khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa; nghiên cứu cải tiến các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi vật chất, các quy định về đảm bảo an toàn, tính mạng, tài sản cho hội thẩm... tạo động

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 44 - 45)

w