Tòa án, trực tiếp là thẩm phán, hội thẩm là người bảo vệ cuối cùng cho những tự do của người dân mà không phụ thuộc vào địa vị kinh tế hay địa vị xã hội của

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 47 - 48)

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của hội thẩm, từ đó giúp tác giả có cơ sở để

Tòa án, trực tiếp là thẩm phán, hội thẩm là người bảo vệ cuối cùng cho những tự do của người dân mà không phụ thuộc vào địa vị kinh tế hay địa vị xã hội của

tự do của người dân mà không phụ thuộc vào địa vị kinh tế hay địa vị xã hội của họ. Công lý trong tư pháp xét xử, đòi hỏi xử lý các vụ việc bằng các thủ tục tố tụng công bằng, hợp pháp nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội và bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách nghiêm minh; không chấp nhận các hiện tượng oan, sai trong điều tra, truy tố và xét xử; đòi hỏi sự đồng thuận cao của xã hội đối với cơ chế tố tụng, cơ quan tư pháp và các bản án, quyết định của cơ quan tư pháp. Các giá trị cao cả như lẽ phải, đạo lý, đạo đức, sự vị tha… và các giá trị tiến bộ xã hội khác phải luôn là điểm tựa, là các chuẩn mực để soi chiếu vào các bản án, quyết định của hội đồng xét xử (thẩm phán, hội thẩm). Chính vì vậy, tòa án là địa chỉ mà mọi người tìm đến công lý, công bằng, tòa án không thể từ chối xét xử đối với bất cứ ai vì lý do gì, kể cả lý do chưa có luật quy định. Việc quy định sự tham gia của đại diện nhân dân vào hoạt động xét xử có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của người dân. Hội thẩm là người sống và làm việc trong cộng đồng, "lăn lộn" với thực tiễn cuộc sống, họ có điều kiện tiếp xúc và thấu hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân. Là người đại diện cho nhân dân, hội thẩm mang tiếng nói, suy nghĩ, cảm nhận của người dân tới phiên tòa xét xử. Khi tham gia xét xử, hội thẩm thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đem tới cách nhìn nhận của người dân về lẽ phải, lẽ công bằng, đúng, sai. Việc xét xử đúng pháp luật cũng không có nghĩa là đã đảm bảo công lý. Thẩm phán, hội thẩm là người chuyển tải công lý đến với xã hội. Khi xét xử, tòa án (thẩm phán và hội thẩm) phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan. Một bản án, quyết

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 47 - 48)

w