Về vai trò của hội thẩm, tùy thuộc vào sự khác biệt trong từng hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm tại phiên tòa ở mỗ

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 54 - 55)

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của hội thẩm, từ đó giúp tác giả có cơ sở để

Về vai trò của hội thẩm, tùy thuộc vào sự khác biệt trong từng hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm tại phiên tòa ở mỗ

luật của mỗi quốc gia mà nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm tại phiên tòa ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau, tạo lên sự khác biệt trong địa vị pháp lý của

hội thẩm, có thể thấy như: ở Hoa Kỳ, thẩm quyền của bồi thẩm là quyết định bị cáocó tội hay không có tội; còn tại Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Việt Nam, với tư cách là có tội hay không có tội; còn tại Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Việt Nam, với tư cách là thành viên hội đồng xét xử, cùng với thẩm phán (hoặc thay thế thẩm phán khi giải quyết các tranh chấp thương mại, lao động, đất đai như ở Cộng hòa Pháp), hội thẩm quyết định có tội hay không có tội và quyết định về hình phạt [66], [93], [108]. Cách thức thành lập, hoạt động của hội thẩm ở mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau, ví dụ tại Hoa Kỳ, việc lựa chọn bồi thẩm viên và thành lập bồi thẩm đoàn cho một phiên tòa được tiến hành vào ngày mở phiên tòa, trên cơ sở số lượng lớn bồi thẩm viên trong danh sách được gọi đến tòa, qua quá trình thẩm vấn theo thủ tục được gọi là "voir dier'' (nói sự thật), tòa án sẽ chọn ra một bồi thẩm đoàn gồm 12 người (ở một số bang là 6 người) cho phiên tòa xét xử. Khi tham gia xét xử vụ án, nếu phán quyết của bồi thầm đoàn không đạt được sự nhất trí tuyệt đối của các bồi thẩm viên, thì thẩm phán có thể giải tán bồi thẩm đoàn và triệu tập một phiên tòa xét xử mới trước một bồi thẩm đoàn mới [9], [66]. Còn tại Việt Nam, các đoàn hội thẩm được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quân khu, khu vực nơi có tòa án quân sự khu vực; đoàn hội thẩm là hình thức tổ chức tự quản của các hội thẩm; hội thẩm được bầu hoặc cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử ở tòa án nào thì tham gia sinh hoạt tại đoàn hội thẩm nơi có tòa án đó. Hội thẩm tham gia xét xử vụ án theo sự phân công của chánh án tòa án.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 54 - 55)

w