Mô hình tố tụng mà các nước áp dụng cũng ảnh hưởng lớn tới vai trò của hội thẩm khi tham gia xét xử tại phiên tòa Trong mô hình tố tụng tranh tụng, không chỉ

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 41 - 42)

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của hội thẩm, từ đó giúp tác giả có cơ sở để

Mô hình tố tụng mà các nước áp dụng cũng ảnh hưởng lớn tới vai trò của hội thẩm khi tham gia xét xử tại phiên tòa Trong mô hình tố tụng tranh tụng, không chỉ

thẩm khi tham gia xét xử tại phiên tòa. Trong mô hình tố tụng tranh tụng, không chỉ nhằm xác định sự thật của vụ án mà còn nhằm loại trừ những gì không phải là sự thật trong vụ án. Tố tụng tranh tụng đòi hỏi tự do chứng minh và tự do đánh giá chứng cứ, bảo đảm tính "mở" của các chứng cứ với yêu cầu "không một chứng cứ nào có thể được coi là có giá trị chứng minh ưu tiên hay có giá trị pháp lý tiên quyết". Vì vậy, tố tụng tranh tụng triệt để áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội [125, tr.122]. Tòa án trong tố tụng tranh tụng có vị trí, vai trò là chủ thể trung tâm của hoạt động xét xử, tạo điều kiện cho những hoạt động tố tụng như tạo ra sự tự do tranh luận, tự do trình bày quan điểm, chứng cứ của các bên, bên buộc tội cũng như bên bào chữa. Trong tố tụng tranh tụng, vai trò của hội thẩm tương đối độc lập với thẩm phán trong quá trình ra quyết định, thẩm quyền của hội thẩm tại phiên tòa là ra phán quyết có tội hay không có tội mà không có sự can thiệp của thẩm phán. Các luật sư giữ vai trò chủ động, dẫn dắt việc nêu câu hỏi và kiểm tra nhân chứng, quyết định tiến trình và nhịp độ của phiên tòa. Thẩm phán, hội thẩm được coi là

"trọng tài", đưa ra phán quyết (hội thẩm), bản án hoặc quyết định (thẩm phán) dựatrên các chứng cứ và nội dung tranh luận tại phiên tòa. Thẩm phán và hội thẩm trên các chứng cứ và nội dung tranh luận tại phiên tòa. Thẩm phán và hội thẩm không can thiệp quá sâu và quá trình tranh luận của các bên, chủ yếu là nghe luật sư của hai bên tranh luận, đấu lý; bên thắng là bên thuyết phục được hội thẩm ủng hộ quan điểm, lập luận của mình. Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, các chủ thể tố tụng không thực sự có vị trí pháp lý độc lập với lợi ích độc lập và không có động cơ tham gia tố tụng một cách độc lập thực sự và do vậy không thể hình thành "các bên" trong tố tụng [125, tr.121]. Tòa án trong mô hình tố tụng thẩm vấn có vai trò tích cực trong trong quá trình chứng minh vụ án, không những bị cáo, đương sự, cũng như người bào chữa mà cả cơ quan công tố đều rất thụ động trong quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Việc xem xét đánh giá và ghi nhận tính hợp lệ, có căn cứ của chứng cứ được coi là đặc trưng của hình thức tố tụng thẩm vấn. Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, khi xét xử, vai trò chủ động luôn thuộc về hội đồng xét xử, các phiên tòa có hội thẩm không nhiều [125, tr.121].

Nghiên cứu chế định bồi thẩm đoàn ở các nước theo hệ thống thông luật(Common Law), cho thấy có sự khác biệt so với chế định hội thẩm ở Việt Nam ở

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w