Bổ sung quy định về phạm vi giải thích của thẩm phán

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 157 - 158)

Nhà nước và các cơ quan tư pháp cần tạo các môi trường thuận lợi, dân chủđể hội thẩm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Pháp luật nước ta quy định hội để hội thẩm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Pháp luật nước ta quy định hội thẩm được nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi xét xử, đây là một quy định tốt giúp hội thẩm chuẩn bị cho phiên tòa. Tuy nhiên, thực tế có nhiều vụ án phức tạp về cả tình tiết và vấn đề pháp lý mà ngay cả thẩm phán được đào tạo tốt cũng phải mất nhiều thời gian, công sức để xác định những vấn đề cần làm rõ. Rõi ràng hội thẩm sẽ gặp nhiều khó khăn trong những trường hợp như vậy. Vì vậy, trước phiên tòa, nên có buổi gặp gỡ bắt buộc giữa thẩm phán và hội thẩm, để thẩm phán giúp hội

thẩm xác định rõ những câu hỏi mấu chốt cần phải giải quyết trong phiên tòa, giảiđáp các thắc mắc cho hội thẩm, tìm hiểu thêm về luật áp dụng cho vụ việc cần giải đáp các thắc mắc cho hội thẩm, tìm hiểu thêm về luật áp dụng cho vụ việc cần giải quyết, đây cũng là những kinh nghiệm của một số nước như Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản và Liên bang Nga.

Cần bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng theo hướng quy định rõphạm vi giải thích về pháp luật của thẩm phán đối với hội thẩm (nhất là đối với phạm vi giải thích về pháp luật của thẩm phán đối với hội thẩm (nhất là đối với những hội thẩm tham gia xét xử vụ án lần đầu tiên) về những vấn đề như: các quy tắc cơ bản được áp dụng để đánh giá chứng cứ; ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội; bản án, quyết định của hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa; định nghĩa về tội danh mà bị cáo bị buộc tội; về những văn bản, những quy định pháp luật được áp dụng để giải quyết trong vụ án... Quy định này sẽ có tác dụng thiết thực để thẩm phán và hội thẩm thực hiện tốt các nguyên tắc: thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; hội thẩm ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử và nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 157 - 158)

w