Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng có sự can thiệp từ phía lãnh đạo tòa án, trong một số trường hợp do không tin tưởng hội đồng xét xử vụ án nên đã can thiệp

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 126 - 127)

- Thành phần hội thẩm tham gia hội đồng xét xử

Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng có sự can thiệp từ phía lãnh đạo tòa án, trong một số trường hợp do không tin tưởng hội đồng xét xử vụ án nên đã can thiệp

trong một số trường hợp do không tin tưởng hội đồng xét xử vụ án nên đã can thiệp sâu vào công việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm hoặc cũng có trường hợp vì lợi ích cá nhân mà chánh án chỉ thị, định hướng cho hội đồng xét xử. Về phía tổ chức Đảng và cơ quan chính quyền địa phương vẫn còn có tình trạng khi nhận được quyết định phân công xét xử, thẩm phán, hội thẩm nhận được sự chỉ đạo từ phía một số cán bộ cấp ủy hay chính quyền hướng giải quyết vụ án như định tội danh gì, hình phạt như thế nào, trách nhiệm dân sự ra sao… vì mục đích hay vì quyền lợi cá nhân. Sự tác động đó đã vi phạm nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của cả thẩm phán và hội thẩm.

Để đảm bảo cho hội thẩm thực hiện nguyên tắc hiến định "Thẩm phán, Hộithẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm" [82], đòi hỏi thẩm phán - chủ tọa phiên tòa phải tạo những điều kiện thuận lợi để hội thẩm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, từ khâu nghiên cứu hồ sơ đến khâu xét xử tại phiên tòa. Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Nhật Bản đều có quy định về phạm vi, những vấn đề mà thẩm phán chuyên nghiệp sẽ giải thích với hội thẩm trước khi hội thẩm ra phán quyết đối với vụ án. Ở Việt Nam, pháp luật chưa quy định trước khi đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán có hướng dẫn về pháp luật cho hội thẩm về những vấn đề về pháp lý như: các quy tắc cơ bản được áp dụng để đánh giá chứng cứ, ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội, định nghĩa về tội danh mà bị cáo bị buộc tội, những văn bản được áp dụng để giải quyết trong vụ án... Việc giải thích như vậy sẽ tạo điều kiện để hội thẩm độc lập đưa ra phán quyết của mình về cả vấn đề tình tiết, sự thật của vụ án cũng như việc áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật cần có các chế tài đủ mạnh nhằm đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm của hội thẩm, trách nhiệm giải trình của hội thẩm trong hoạt động xét xử. Nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của hội thẩm nhằm đảm bảo tính vô tư, khách quan, thượng tôn pháp luật của hội thẩm khi cùng các thẩm phán ra phán quyết về vụ án.

3.2.4.4. Cơ sở vật chất, chế độ đối với hội thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w