Hiện nay, trong giới khoa học và những người làm công tác thực tiễn pháp luật đang có những ý kiến khác nhau về số lượng hội thẩm tham gia hội đồng xét

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 123 - 124)

- Thành phần hội thẩm tham gia hội đồng xét xử

Hiện nay, trong giới khoa học và những người làm công tác thực tiễn pháp luật đang có những ý kiến khác nhau về số lượng hội thẩm tham gia hội đồng xét

luật đang có những ý kiến khác nhau về số lượng hội thẩm tham gia hội đồng xét xử. Quan điểm thứ nhất cho rằng, công tác xét xử là một lĩnh vực liên quan tới các quyền cơ bản và quan trọng của các cá nhân, tổ chức xã hội, hội đồng xét xử phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì chế định hội thẩm nhưng phải làm thế nào để hội thẩm hoạt động đúng với yêu cầu mà pháp luật đòi hỏi, do đó, cần giảm tỷ lệ hội thẩm trong hội đồng xét xử. Quan điểm thứ hai cho rằng, việc quy định về số lượng hội thẩm và nhiệm vụ và quyền hạn của hội thẩm trong hội đồng xét xử như hiện nay là phù hợp, vấn đề cơ bản là phải có cơ chế để lựa chọn những người hiểu biết pháp luật, có kiến thức xã hội để bầu làm hội thẩm, đồng thời quan tâm làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ xét xử cho hội thẩm. Quan điểm thứ ba, cho rằng để đảm bảo đúng bản chất của chế định hội thẩm, cần quy định số lượng hội thẩm trong hội đồng xét xử nhiều hơn hiện nay, như vậy mới đảm bảo huy động rộng rãi ý kiến của nhân dân trong các lĩnh vực, địa bàn đối với công tác xét xử. Quan điểm thứ tư, đề nghị thay thế chế định hội thẩm hiện nay bằng một chế định khác phù hợp hơn mà vẫn có thể đảm bảo được tính nhân dân trong xét xử, ví dụ như chế định bồi thẩm đoàn mà các nước theo hệ thống thông luật đang áp dụng hoặc chỉ nên quy định việc hội thẩm tham gia công tác xét xử chỉ có ý nghĩa tham vấn [10]. Do đó, yêu cầu đặt ra cần phải nghiên cứu về thành phần hội thẩm tham gia trong hội đồng xét xử, làm sao để vừa bảo đảm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 123 - 124)

w