Về lĩnh vực, đối tượng, phạm vi tham gia xét xử của đại diện nhân dân tham gia xét xử ở mỗi nước cũng có những điểm khác biệt, cơ bản pháp luật các nước

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 40)

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của hội thẩm, từ đó giúp tác giả có cơ sở để

Về lĩnh vực, đối tượng, phạm vi tham gia xét xử của đại diện nhân dân tham gia xét xử ở mỗi nước cũng có những điểm khác biệt, cơ bản pháp luật các nước

gia xét xử ở mỗi nước cũng có những điểm khác biệt, cơ bản pháp luật các nước đều quy định đại diện nhân dân tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm (trừ Cộng hòa Pháp có đặc trưng riêng là tòa đại hình xét xử phúc thẩm có bồi thẩm). Lý giải về việc đại diện nhân chỉ tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm mà không tham gia ở cấp phúc thẩm là ở cấp xét xử sơ thẩm có sự tham gia của đại diện nhân dân thể hiện tính nhân dân, tính dân chủ trong hoạt động xét xử; còn ở cấp xét xử cao hơn là cấp xét xử phúc thẩm thì phải thuộc thẩm quyền của các nhà chuyên môn. Về lĩnh vực tham gia xét xử, có bồi thẩm đoàn tham gia xét xử trong cả lĩnh vực hình sự và dân sự (Hoa Kỳ); thẩm phán không chuyên (hội thẩm) xét xử sơ thẩm các tranh chấp về thương mại, lao động, đất đai (Cộng hòa Pháp); bồi thẩm đoàn tham gia xét xử các vụ án hình sự (Nhật Bản); bồi thẩm đoàn tham gia xét xử trong các vụ án hình sự và hội thẩm viên thương mại theo tố tụng thương mại (Liên bang Nga) [7],[9],[93]; hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm là bắt buộc trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính (trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn) (Việt Nam). Về phạm vi tham gia xét xử, các nước cũng có những quy định khác nhau, đó là: khi xét xử, bồi thẩm đoàn là người đưa ra phán quyết về các vấn đề về sự thật, tình tiết, sự việc, còn thẩm phán là người đưa ra quyết định các vấn đề về pháp lý như định tội danh, quyết định hình phạt hoặc áp dụng luật nào, điều khoản nào để giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở phán quyết của bồi thẩm đoàn, thẩm phán mới có thể đưa ra các nhận định, quyết định áp dụng pháp luật (Hoa Kỳ, Liên bang Nga)[7], [9]; với tư cách là thành viên hội đồng xét xử, cùng với thẩm phán, bồi thẩm quyết định có tội hay không có tội và quyết định hình phạt (Cộng hòa Pháp và Nhật Bản) [108, tr.17]; hội thẩm có vai trò quyết định trong việc đưa ra các phán quyết tư pháp, cụ thể hội thẩm chiếm đa số trong thành phần hội đồng xét xử (2/3 hoặc 3/5), khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán, cùng nghị án với thẩm phán và biểu quyết theo đa số (Việt Nam).

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 40)

w