Lĩnh vực điều tra, quy hoạch, quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 26 - 27)

- Đã triển khai dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc: Xác định được hiện trạng diện tích rừng, đánh giá chất lượng các loại rừng, và kiểm kê các loại rừng theo chủ rừng. Viện Điều tra, Quy hoạch rừng là cơ quan chủ đạo xây dựng biện pháp kỹ thuật điều tra và kiểm kê rừng, trực tiếp chuyển giao công nghệ cho 39 tỉnh thành có rừng trong toàn quốc. Những nội dung chuyển giao công nghệ chính bao gồm: Giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng và tính diện tích các trạng thái rừng; đánh giá trữ lượng rừng thông qua điều tra các chỉ tiêu cấu trúc rừng; kiểm kê tài nguyên rừng theo chủ rừng thông qua sử dụng bản đồ hiện trạng và bản đồ giao đất, giao rừng; chuyển giao sử dụng công nghệ của các thiết bị mới về điều tra rừng.

- Đã triển khai dự án điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường xuyên của ngành được ghi trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (hiện hành) và Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực vào năm 2019). Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã xây dựng quy trình, biện pháp kỹ thuật và trực tiếp thực hiện điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia về diện tích và chất lượng rừng. Các nội dung khoa học công nghệ cơ bản gồm: Đánh giá biến động của diện tích rừng thông qua ảnh vệ tinh và điều tra mặt đất; điều tra chất lượng rừng, trữ lượng carbon thông qua hệ thống ô định vịsinh thái và chùm ô mẫu. Kết quả của chương trình phục vụ công tác quản lý diện tích và chất lượng rừng của ngành, đồng thời phục vụ các cam kết hợp tác quốc tế như cập nhật các báo cáo MRV (đo đạc, báo cáo và kiểm chứng), cập nhật đường FREL/FRL

quốc gia (đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng), cũng như các báo cáo

cho FAO-FRA (Chương trình đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu).

- Xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và chuyển tin cháy rừng từ ảnh vệ tinh và Phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng ở Việt Nam; Phần mềm điều tra kiểm kê rừng Việt Nam và tham gia xây dựng hướng dẫn kỹ thuật điều tra và kiểm kê rừng toàn quốc, Phần mềm và bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường rừng trồng cao su.

- Xây dựng mô hình trồng rừng sưu tập cây bản địa ở Khu di tích Lịch sử Đền Hùng bao gồm 31 loài cây đến từ 61 tỉnh thành trong cả nước; Bộ cơ sở dữ liệu các loài cây họ Dầu Dipterocarpaceae tại Việt Nam.

- Phát hiện ra được 8 loài cây mới cho ngành thực vật ở Việt Nam, trong đó có 2 loài thực vật mới thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam và cũng là phát hiện mới của thế giới là

Michelia xianianhei Q.N.VU. và Magnolia cattienensis Q.N.VU, phát hiện này đã được đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI.

- Đã nghiên cứu đa dạng sinh học và đề xuất thành lập hoặc chuyển hạng nhiều khu rừng đặc dụng trong toàn quốc thông qua kết quả nghiên cứu khoa học và các tiêu chí về bảo tồn thiên nhiên như Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán (Hà Giang), Hoàng Liên Văn Bàn (Lào Cai); Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Phia Oắc - Phi Đẻn (Cao Bằng),...

- Bảo tồn và phát triển một số loài cây rừng nguy cấp, phát triển nguồn gen các loài cây quý hiếm ở các vùng sinh thái, bao gồm các loài cây gỗ và LSNG như Sao hải nam, Sao lá hình tim, Thông đỏ, Trúc vuông, Giổi lá to, Bạch tùng, Dầu song nàng, Gụ mật, chai lá cong, Lan kim tuyến, Cát sâm, Trà hoa vàng,... đã xây dựng được Bộ cơ sở dữ liệu DNA barcode của 85 loài cây lâm nghiệp gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế và 30 giống cây lâm nghiệp (keo và

bạch đàn), góp phần quan trọng trong nghiên cứu đa dạng di truyền, phục vụ công tác giám định, phân loại, bảo tồn và quản lý lâm sản.

- Đã xây dựng 2 TCVN về bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch lâm nghiệp. Đây là cơ sở để quản lý và triển khai các nhiệm vụ liên quan.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 26 - 27)