Tổng hợp các nhiệm vụ theo đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 56 - 57)

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.1.2.Tổng hợp các nhiệm vụ theo đối tượng nghiên cứu

7 Dự án nông thôn miền núi 4 8 Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng

2.1.2.Tổng hợp các nhiệm vụ theo đối tượng nghiên cứu

- Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao cấp quốc gia, trong giai đoạn này, các nhiệm vụ tập trung vào:

+ Nghiên cứu phát triển các loài cây bản địa đa tác dụng (cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và tre nứa): Do lượng đề tài thuộc Chương trình khai thác và phát triển nguồn gen được thực hiện nhiều trong giai đoạn này nên số lượng đề tài có số lượng cao nhất, tập trung vào các loài cây như Sở, Quế thanh hóa, Óc chó, Sâm lai châu, Chè hoa vàng, Xoay, Quế trà my, Vù hương, Ươi, Bương lông, Tre ngọt, Luồng, Lùng, Thảo quả, Tơm T'rưng, Huyết đằng lông,... Tiếp đến là các đề tài thuộc lĩnh vực bảo vệ rừng, chủ yếu nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh Quế, Sơn tra, sản xuất chế phẩm sinh học áp dụng cho trồng rừng và phòng cháy chữacháy rừng.

+ Các nghiên cứu về rừng tự nhiên có 2 đề tài thực hiện ở 2 khu dự trữ sinh quyển nghiên cứu phục hồi rừng gắn với phát triển sinh kế cộng đồng và bảo tồn đa dạng sinh học; 1 cho quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên.

+ Về quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) có 1 đề tài đang thực hiện về thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn QLRBV và chuỗi hành trình sản phẩm vào các doanh nghiệp trồng rừng kinh tế và chế biến gỗ ở Việt Nam và 1 dự án sản xuất thử nghiệm đang thực hiện về liên kết chủ rừng nhỏ thực hiện QLRBV và CCR theo Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS).

+ Ngoài ra có một số dự án chuyển giao công nghệ cho nông thôn miền núi, nông thôn mới về trồng rừng cây mọc nhanh và nông lâm kết hợp.

- Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao cấp bộ, các nhiệm vụ tập trung vào: + Trồng rừng sản xuất gỗ lớn bằng các loài cây bản địa như Vối thuốc, Sồi phảng, Gáo trắng, Gáo vàng, Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát, Máu chó lá to, Chò xanh, Dẻ xanh, Thanh thất, Sa mộc, Xoan đào, Bời lời vàng, Dẻ đỏ, Huỷnh, Lát hoa, Sấu tía,... và cây mọc nhanh như các loài keo, bạch đàn và thông. Các nhiệm vụ này tập trung nghiên cứu sản xuất gỗ lớn, nâng cao năng suất và chất lượng rừng thông qua chọn giống và hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp từkhâu xác định điều kiện gây trồng, quản lý lập địa, sử dụng phân bón, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng.

+ Các nhiệm vụ về bảo vệ rừng chủ yếu nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại một số loài cây như bệnh chết héo và mục ruột keo, sâu róm thông, sâu hại Quế và chế phẩm sinh học cho trồng cây lâm nghiệp.

+ Các nhiệm vụ cho nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ và cây đa mục đích bao gồm các loài như Mắc ca, Cóc hành, Sơn huyết, Bời lời, Ươi, Trôm, Quế, Tam thất hoang.

+ Các nhiệm vụ về rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là nghiên cứu phục hồi rừng phòng hộ ven biển bằng các loài cây rừng ngập mặn như Bần không cánh, Mắm biển, Đâng, Đưng, Bần trắng.

+ Các đề tài nghiên cứu về rừng tự nhiên bao gồm nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam và khả năng hấp thục carbon rừng tự nhiên Tây Nguyên.

+ Đối với rừng trồng cây mọc nhanh keo và bạch đàn, đã triển khai các đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để trồng rừng gỗ lớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm, keo lai, Bạch đàn u rô, Bạch đàn lai UP bao gồm các kỹ thuật quản lý lập địa, trồng rừng gỗ lớn, tỉa thưa và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, kỹ thuật trồng lại rừng sau khai thác, trồng trên đất trồng mới.

Bảng 2.Số lượng đề tài nghiên cứu phân theo đối tượng giai đoạn 2011-2020

TT Cấp quản lý/Đối tượng nghiên cứu Sốlượng đề tài/dự án

I Cấp Quốc gia 38

1 Lâm sản ngoài gỗ: 17

- Cây cho LSNG là chủ yếu 7

- Cây gỗ đa mục đích 6 - Tre nứa 4 2 Rừng trồng cây mọc nhanh 5 3 Rừng trồng gỗ lớn cây bản địa 1 4 Rừng tựnhiên đặc dụng 3 5 Rừng tự nhiên phòng hộ 1 6 Nông lâm kết hợp 1 7 Bảo vệ rừng 6 8 Bảo tồn đa dạng sinh học 1 9 Môi trường rừng 1 10 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng 2 II Cấp Bộ 42 1 Lâm sản ngoài gỗ: 9

- Cây cho LSNG là chủ yếu 5

- Cây gỗ đa mục đích 4 2 Rừng trồng cây mọc nhanh 7 3 Rừng trồng gỗ lớn cây bản địa 13 4 Rừng trồng phòng hộ ven biển 4 5 Rừng tự nhiên 1 6 Bảo vệ rừng 5 7 Môi trường rừng 3 Tổng cộng: 80

Các dự án khuyến lâm bắt đầu được triển khai chủ yếu từ năm 2014 theo hình thức cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân xây dựng các mô hình trình diễn với mục đích phổ biến các giống đã được công nhận và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Các dựán tập trung chủ yếu vào (1) Trồng rừng thâm canh các loài cây mọc nhanh sản xuất gỗ lớn bằng các giống được công nhận cho các loài như Keo tai tượng, keo lai, Keo lá tràm, Thông caribea, bạch đàn; (2) Trồng cây lâm sản ngoài gỗ như Quế, Mắc ca, Bời lời đỏ, Giổi ăn hạt, Trám ghép; và (3) Trồng cây dược liệu như Cát sâm, Hà thủ ô đỏ, Lá khôi, Đinh lăng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 56 - 57)