Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 71 - 72)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

2.6.Những tồn tạ

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

2.6.Những tồn tạ

Mặc dù có những thành tựu nhất định, nhưng trong nghiên cứu vàchuyển giao công nghệ về lĩnhvực LSNG còn một số tồn tại. Đó là:

- Một trong những tồn tại lớn trong nghiên cứu, chuyểngiao công nghệvề LSNG là số tiến bộ công nghệ còn ít, số lượng kết quả nghiên cứu, tiến bộ công nghệ được đưa vào sản xuất còn hạn chế và nhiều kết nghiên cứu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, nhiều kết quả nghiên cứu khi đưa ra đã lạc hậu. Những tồn tại trên do một số nguyên nhân chủ yếu được xác định là:

+ Thiếu các nghiên cứu cơ bản về LSNG làm cơ sở đề xuất định hướng, chiến lược nghiên cứu về LSNG hợp lý, thiếu chú ý đến nghiên cứu chuyên sâu. Hoạt động nghiên cứu LSNG thiếu các chương trình nghiên cứu dài hạntheo hướng kế thừa để tạo ra các sản phẩm cụ thể để có thể chuyển giao vào sản xuất và thương mại hóa.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học về LSNG còn bị coi nhẹ và chưa được đầu tư thích

đáng về nhân lực và tài chính. Trong khi nguồn kinh phí cho nghiên cứu hạn chế, các nhiệm vụ nghiên cứu còn dàn trải, thường bị chia cắt, phân tán, thiếu tập trung, đồng bộ nên chưa giải quyết được những vấn đề tổng hợp, có vai trò quyết địnhđáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

+ Các nghiên cứu liên quan đến chọn tạo giống còn bị coi nhẹ, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu như nghiên cứu về di truyền, chọn giống và công nghệ nhân giống. Các kết quả nghiên cứu thiếu tính kế thừa và tầm nhìn dài hạn.

+ Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào vấn đề giá trị, đặc điểm sinh học và tổng kết các kinh nghiệm trong nhân dân mà chưa dựa trên những nghiên cứu về sinh lý, sinh thái, dinh dưỡng, đất đai theo hướng hiện đại, lô gíc, khoa học, hệ thống, bài bản, chuyên sâu, có tính kế thừađểcó cơ sở khoa học vững chắc đề xuấtbiện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất đồng thời vừachú trọng đến vấn đề về chất lượng và phát triển bền vững tạo cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tếnên chưađáp ứng được yêu cầu của sản xuất, còn khoảng cách lớn giữa nghiên cứu và sản xuất.

+ Các nghiên cứu về công nghệ khai thác, sơ chế, chế biến sâu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm LSNG mới, có giá trị gia tăng cao, được chuyển giao và thương mại hóa chưa được chú trọng. Các nghiên cứu chủ yếu vẫn dựa vào phương thức chế biến thủ công, quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản tạo ra sản phẩm LSNG lưu thông trên thị trường chủ yếu là sản phẩm thô hoặc tươi, không qua sơ chế, chế biến, có chất lượng còn thấp, không đồng đều, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Các nghiên cứu về thị trường, định lượng giá trị của LSNG còn yếu và thiếu, chưa nắm bắt kịp thời phục vụ cho định hướng sản xuất.

+ Chưa quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề về môi trường, xã hội và chính sách có liên quan đến LSNG.

+ Thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu - chuyển giao - sản xuất - thị trường.

- Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu LSNG chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, còn mang nặng tính chủ quan,

bị động, thường chạy theo phục vụ sản xuất trước mắt,chưa chuẩn xác, thiếu thực tế, chưa có sự tham gia của người sử dụng kết quả nghiên cứu, thiếu tính liên tục, kế thừa nên hiệu quả nghiên cứu chưa cao, chưa gắn chặt với thực tiễn sản xuất và thị trường, chưa chú ý đến đối tượng là LSNG. Hơnnữa, nhận thức về vai trò, giá trị của LSNG còn chưa rõ ràng. Nhiều người cho rằng LSNG là sản phẩm nhỏ lẻ, phân tán, khối lượng ít, do thiên nhiên ban tặng, cứ có rừng là có LSNG nên không cần phải nghiên cứu và đầu tư phát triển. Việc phát triển LSNG nhất là LSNG dưới tán rừng sẽ tác động xấu đến công tác bảo vệ rừng thậm chí còn gây mất rừng.

- Cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu chưa tạo động lực khuyến khích cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất LSNG.

- Nguồn nhân lực cho nghiên cứu LSNG vừa thiếu, yếu, không chuyên sâu và chưa đồng bộ. Đội ngũ nghiên cứu chưa được trang bị kiến thức và phương pháp tiếp cận phù hợp với lĩnh vực LSNG. Thiếu cán bộ đầu ngành trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu về LSNG.

- Các điều kiện nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu. Trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Hệ thống dịch vụ phục vụ cho nghiên cứu LSNG còn chậm phát triển như công tác thông tin, dự báo phát triển, hoạt động mua bán công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu về LSNG còn yếu.

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VỀ LĨNH VỰC

LSNG ĐẾNNĂM 2030

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 71 - 72)