Khó khăn tồn tại chung

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 82 - 83)

- Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất các chi tiết gỗ uốn ép cong định hình Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý dẻo hóa gỗ, uốn gỗ tự nhiên Tạo các sản phẩm gỗ uốn có giá

2.3.Khó khăn tồn tại chung

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song nhìn chung công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của lĩnh vực CNR vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

- Công tác phối hợp nghiên cứu, đặc biệt với các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, chưa thu hút đượccác doanh nghiệp lớn tham gia nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN.

- Các nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp trong giai đoạn gần đây đang tập trung chủ yếu cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai, các nghiên cứu về cơ bản còn ít được quan tâm nên chưa tạo được nền tảng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu chế biến, bảo quản và tạo các dạng vật liệu mới có nguồn gốc từ nguyên liệu nông lâm nghiệp.

- Do đối tượng nghiên cứu khoa học có tính chất đặc thù cần có các nghiên cứu mang tính kế thừa, có thời gian dài để tiếp tục theo dõi đánh giá mới có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Do đó trong giai đoạn ngắn, một số nhiệm vụ nghiên cứu chưa thể cho ngay các sản phẩm cuối cùng.

- Mặc dù đã có định hướng cho các lĩnh vực nghiên cứu, song một số nhiệm vụ được triển khai hiện nay còn chưa theo các chương trình nghiên cứu nên còn tản mạn và chưa tạo thành chuỗi. Chưa có các nhiệm vụ lớn để giải quyết đồng bộ các vấn đề về biến đổi khí hậu, bảo vệ

môi trường đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam như hiện nay. Ngoài ra, số nhiệm vụ KHCN lại không đều ở các lĩnh vực, đặc biệt là các nhiệm vụ nghiên cứu về Cơ khí và Công trình lâm nghiệp, về khoa học gỗ,...

- Hợp tác quốc tế cho các hoạt động KHCN trong thời gian qua cũng còn tương đối ít, chưa khai thác hết tiềm năng của lĩnh vực.

- Nhiều kết quả nghiên cứu đã được công bố nhưng chuyển giao vào sản xuất còn chậm vì còn thiếu các hoạt động chuyển giao và chưa được triển khai rộng rãi trên các vùng, các khu vực sản xuất chế biến gỗ lớn trong nước và một phần bởi chưa có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho các sản phẩm công nghệ.

- Đa số các nhiệm vụ KHCN chỉ được thực hiện trong một thời gian từ 2-3 năm, sau khi kết thúc nhiệm vụ thì việcđầu tư cho nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và chuyển giao sản xuất, bảo vệ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm để tiếp tục theo dõi, đánh giá và tạo ra sản phẩm cuối cùng là rất khó khăn do kinh phí ít.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật về trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm, hiện trường nghiên cứu thực nghiệm của các đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhìn chung chưa đáp ứng được hết các yêu cầu nghiên cứu mới hiện nay.

- Hệ thống dịch vụKH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng của ngành còn hạn chế cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của sản xuất và hội nhập quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý sản xuất chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu còn hạn chế.

- Hoạt độngnghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các đơn vị hiệu quả chưa cao, trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp còn hạnchế, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn tham gia nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KHCN.

III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO

CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP RỪNG ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 82 - 83)