Những định hướng nghiên cứu về lĩnh vực LSNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 72 - 73)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

3.1.Những định hướng nghiên cứu về lĩnh vực LSNG

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

3.1.Những định hướng nghiên cứu về lĩnh vực LSNG

Xuất phát từ mục tiêu, định hướng của đề án tái cơ cấu ngành, trong giai đoạn tới định hướng nghiên cứu vàchuyển giao LSNG phải tập trung các vấn đề chính sau:

- Bảo tồn có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn tài nguyên LSNG hiện có góp phần nâng cao chất lượng rừng giai đoạn 2021-2030.

- Nghiên cứu, rà soát, đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG làm cơ sở đề xuất quy hoạch, cơ cấu vùng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến trong toàn quốc.

- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu LSNG gắn với mạng lưới các cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với điều kiệncụ thể của từng vùng kinh tế - sinh thái.

- Chọn lọc và nâng cao chất lượng giống cây trồng LSNG theo hướng năng suất, chất

lượng, ổn định và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay để cung cấp giống tốt cho sản xuất.

- Xác định cơ cấu cây trồng lâmsản ngoài gỗ chủ lực, chủ yếu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện của từng vùng kinh tế - sinh thái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và tính bền vững.

- Nghiên cứu, ứng dụng, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ canh tác nhằm nâng cao năng suất, chú trọng đến vấn đề về chất lượng sản phẩm LSNG theo hướng đạt chuẩn, hiện đại, hiệu quả và bền vữngtạo cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và thiết bị khai thác, sơ chế, chế biến và bảo quản các sản phẩm LSNG trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm LSNG mớitheo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, được chuyển giao và thương mại hóa ngay.

- Nghiên cứu về kinh tế, thị trường, định lượng giá trị của LSNG cũng như quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề về xã hội, môi trườnglàm cơ sở dự báokịp thời phục vụ cho định hướng sản xuất.

- Đẩymạnh nghiên cứu lĩnhvực chính sách làm cơ sở để đề xuất các chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng, đầu tư và phát triển bền vững tài nguyên LSNG.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 72 - 73)