ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 129 - 131)

Giai đoạn 2021 - 2030, Thanh Hóa định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh công tác khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng sản xuất thâm canh cây gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ ở những khu vực đất trống, bãi cát, bãi bồi ven biển, đầu nguồn sông suối hồ đập. Tập trung quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng. Chuyển một phần đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất. Thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tạm dừng việc khai thác tận thu, tận dụnggỗ rừng tự nhiên. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Các định hướng chính trong phát triển lâm nghiệp gồm:

4.1. Phát triển rừng đặc dụng

Giai đoạn 2021 - 2025, mở rộng diện tích rừng đặc dụng thêm 544,91 ha, nâng diện tích rừng đặc dụng từ 82.123,44 ha lên 82.668,35 ha. Đến năm 2030 định hướng đến năm 2045: Ổn định diện tích rừng đặc dụng, xây dựng các hành lang đa dạng sinh học nhằm hình thành các vùng sinh thái liên vùng, phát triển du lịch sinh thái.

4.2. Phát triển rừng phòng hộ

Ổn định diện tích rừng phòng hộ 163.538,25 ha trong kỳ quy hoạch; đến năm 2030 rà soát, điều chỉnh rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, lấn biển và phòng hộ bảo vệ môi trường; tập trung xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

4.3. Phát triển rừng sản xuất

Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung thâm canh trồng rừng gỗ lớn năng suất cao phục vụ chế biến và xuất khẩu; hình thành các chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp, cấp chứng chỉ rừng...; thực hiện các biện pháp lâm sinh để cải tạo phục hồi rừng; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống như giống nuôi cấy mô, hom vào trồng rừng để tạo năng suất sinh khối cao.

4.4. Phát triểnkhoa học công nghệ trong lâmnghiệp

Ứng dụng, nhân rộng mô hình thâm canh, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, trang trại lâm nghiệp. Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý và dự báo phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, nhận biết và quản lý hiệu quả các loài động, thực vật rừng. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh như cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng... Nghiên cứu vai trò cố định carbon của rừng để có biện pháp chi trả xứngđáng cho các cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

4.5. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp

Phát triển chế biến có chiều sâu theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, thay thế dần các sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay. Hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm sản; giới thiệu và quảng bá những sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh ra thị trường.

4.6. Định hướng phát triển vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung

- Vùng kinh doanh gỗ lớn: Đến năm 2025 diện tích đạt 56.000 ha và ổn định diện tích này đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó diện tích chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có 27.800 ha, chuyển hóa khoảng 6.000 ha rừng Keo tai tượng Úc kinh doanh gỗ nhỏ hiện có thành rừng kinh doanh gỗ lớn, trồng mới 22.132 ha với các loài cây Keo tai tượng, Lát Hoa và Xoan. Sản lượng khai thác trên 800 nghìn m/năm.

- Vùng thâm canh luồng tập trung: Phát triển vùngluồng thâm canh tập trung đến năm 2025 là 45.000 ha, tăng lên 50.000 ha vào năm 2030 và ổn định đến năm 2045; tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước, mỗi năm khai thác khoảng 40 triệu cây/năm đến năm 2025 và 50 triệu cây/nămđến năm 2030,phục vụ xây dựng và làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

- Cây dược liệu dưới tán rừng: Diện tích phù hợp để khai thác có hiệu quả và bền vững các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh dưới tán rừng tự nhiên khoảng 94.000 ha, tập trung tại một số huyện miền núi.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 129 - 131)