Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào NCKH và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 85 - 86)

- Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất các chi tiết gỗ uốn ép cong định hình Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý dẻo hóa gỗ, uốn gỗ tự nhiên Tạo các sản phẩm gỗ uốn có giá

3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào NCKH và chuyển giao công nghệ

- Xây dựng các nhiệm vụ KHCN có sự tham gia nghiên cứu của chuyên gia quốc tế từ các tổ chức KHCN tiên tiến trên thế giới để nâng cao hàm lượng khoa học cho các đề tài dự án; đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao: công nghệ chế biến gỗ, thiết kế nội thất và điều khiển số.

- Thúc đẩy hợp tác xây dựng một số dự án hợp tác công tư trên một số đối tượng chủ lực, công nghệ mới mà Việt Nam chưa tạo ra hoặc chưa làm chủ được công nghệ.

- Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích nhập khẩu, chuyển nhượng bản quyền công nghệ, thiết bị tiên tiến sản xuất lâm nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được.

IV. KIẾN NGHỊ

- Công nghiệp rừng là lĩnh vực nghiên cứu mang tính đặc thù của ngành Lâm nghiệp. Các nghiên cứu trong lĩnh vực phổ rộng và trải dài từ lập địa trồng rừng cho đến khâu sản phẩm hàng

hóa cuối cùng trong chuỗi sản xuất lâm nghiệp (từ khâu chuẩn bị đất trồng rừng, vườn ươm cây giống, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, vận xuất, chế biến, bảo quản, thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm, vật liệu. Thế nhưng hiện nay vai trò và vị thế của ngành lại chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng với tiềm năng của ngành và đây đang là một trăn trở lớn của những nhà khoa học công tác trong lĩnh vực Công nghiệp rừng. Do đó, rất cần có được các cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù ngành nghề, trình độ và ưu tiên về kinh phí triển khai thực hiện.

- Phát triển nghiên cứu và chuyển giao Công nghiệp rừng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sản phẩm nghiên cứu lĩnh vực Công nghiệp rừng luôn đòi hỏi tính công nghệ, thẩm mỹ, chất lượng, giá thành, thị trường và môi trường. Do đó, đòi hỏi phải được quan tâm đầu tư đồng bộ, mới cập nhật được những tiến bộ công nghệ mới và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Với khả năng về các nguồn lực và điều kiện đầu tư còn nhiều hạn chế, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của KHCN cho phát triển sản xuất, rất cần có một định hướng ưu tiên cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Công nghiệp rừng giai đoạn tới.

Với vị thế và vai trò hết sức quan trọng của mình, trong giai đoạn tới đây tập thể các nhà khoa học công tác trong lĩnh vực Công nghiệp rừng rất mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ KHCN và các cơ quan ban ngành liên quan có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn để đẩy mạnh hơn, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và thế mạnh của Công nghiệp rừng trong sự phát triển chung của ngành lâm nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)