Nghiên cứu chọn giống kháng bệnh

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 38 - 40)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.4.Nghiên cứu chọn giống kháng bệnh

Nghiên cứu chọn giống sinh trưởng nhanh và có khả năng kháng bệnh cũng là một hướng nghiên cứu được quan tâm chú trọng. Trong giai đoạn 2011 - 2020, các nghiên cứu tập trung vào chọn lọc các giống keo kháng bệnh phấn hồng, bệnh mục ruột và một số loại bệnh khác.

Khảo nghiệm dòng keo lai tại Long Bình, Đồng Nai, 2011

Khảo nghiệm gồm 11 dòng keo lai được trồng năm 2011, tại Long Bình, Đồng Nai trong đó gồm 10 dòng keo lai được dẫn dòng từ những cây trội tại Sông Mây, Đồng Nai và 2 dòng đối chứng AA9 (Keo lá tràm) và keo lai AH7. Kết quảđánh giá cho thấy các chỉtiêu sinh trưởng của 12 dòng keo lai có sự khác nhau rõ rệt. Dòng AH7 có sinh trưởng tốt nhất với năng suất đạt 41,69 m/ha/năm, đây là dòng keo lai đã được công nhân giống tiến bô ̣ kỹ thuật cho vùng Đông Nam Bô ̣ năm 2007 và giống quốc gia năm 2015. Trong khảo nghiệm này dòng AH7 vẫn thể hiện ưu thếvượt trội về khảnăng sinh trưởng nhanh và không bị bệnh phấn hồng gây hại.

Bảng 3.Sinh trưởng của các dòng keo lai tại LongBình, Đồng Nai (8/2011 - 10/2014)

Xếp hạng Dòng D1,3 (cm)

Hvn

(m) V (dm/cây) Chỉ số bệnh Năng suất

(m/ha/năm) Tỷ lệ sống (%) 1 AH7 11,54 15,20 86,90 - 41,69 86,70 2 AH15 11,09 13,38 73,20 - 37,79 93,30 3 AH9 10,40 14,04 58,40 - 26,92 83,30 4 AH12 9,50 13,75 52,00 - 26,85 93,30 5 AH8 9,46 11,24 45,80 0,30 21,11 83,30 6 AH13 8,54 10,04 33,90 0,27 16,26 86,70 7 AA9 8,16 10,47 32,00 - 15,63 88,30 8 AH10 8,21 9,82 30,70 - 15,58 91,70 9 AH16 9,03 9,97 37,40 - 15,52 75,00 10 AH11 9,37 9,80 40,20 - 15,19 68,30 11 AH14 8,84 8,18 32,30 3,85 14,89 83,30 12 AH17 7,37 9,10 22,80 0,17 11,14 88,30 TB 9,26 12,08 45,50 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 Lsd 1,10 1,74 14,71

Trong số các dòng keo lai mới được đưa vào khảo nghiệm đã xác định được 3 dòng có năng suất đạt trên 25 m/ha/năm là AH15, AH9 và AH12. Đáng chú ý là dòng AH15 có năng suất đạt tới 37,79 m/ha/năm, không sai khác về thống kê so với dòng AH7. Đây là dòng có khảnăng sinh trưởng nhanh, có hình thân thẳng, cành nhánh nhỏ và không bị bệnh phấn hồng. Ngoài ra các dòng AH9 và AH12 có năng suất lần lượt là 26,92 và 26,85 m/ha/năm, đây cũng là 2 dòng có khảnăng sinh trưởng nhanh, thân thẳng, cành nhánh nhỏ và không bị bệnh phấn hồng. Các dòng keo lai nêu trên có lá nhỏvà tán lá thưa vì vậy ít bịảnh hưởng của gió, đồng thời điều kiện thông gió được đảm bảo, không tích lũy độ ẩm nên có thểtránh được sự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh phấn hồng. Đặc biệt trong khu khảo nghiệm dòng AH14 đang bị bệnh gây hại ở thân cành ở mức cao, các dòng còn lại bị bệnh hại lá nhưng ở mức độ nhẹ. Như vậy trong khảo nghiệm Long Bình, Đồng Nai đã xác định được dòng AH7 (giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007) và 2 dòng AH15 và AH9 có tốc độ sinh trưởng nhanh và chống chịu bệnh tốt và có hình thân thẳng đẹp, được công nhận là giống TBKT năm 2015.

Khảo nghiệm dòng vô tính Keo lá tràm tại Long Bình, Đồng Nai, 2011

Khảo nghiệm gồm 48 dòng Keo lá tràm trồng tại Long Bình, Đồng Nai, trong đó có 27 dòng được dẫn dòng từ cây trội tại Chơn Thành, Bình Phước; 8 dòng được dẫn dòng từ những cây trội tại Bầu Bàng, Bình Dương; 11 dòng được dẫn dòng từ những cây trội tại Sông Mây, Đồng Nai và 2 dòng AA9 (Keo lá tràm) và AH7 (keo lai) đối chứng. Kết quả trung bình về các chỉ tiêu sinh trưởng và chỉ số bệnh được trình bày ở Bảng 4.

Bảng 4.Sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm tại Long Bình, Đồng Nai (8/2011-10/2014) Xếp hạng Dòng D1,3 (cm) Hvn (m) Thể tích

(dm/cây) Chỉ số bệnh (mNăng suấ/ha/năm)t Tỷ lệ(%) sống

1 AH7 12,14 15,89 94,54 - 41,85 80,00 2 AA42 9,83 13,47 52,71 - 24,06 82,50 2 AA42 9,83 13,47 52,71 - 24,06 82,50 3 AA21 10,03 13,33 54,00 - 23,90 80,00 4 AA34 9,31 12,66 44,96 - 23,01 92,50 5 AA41 9,32 13,56 46,83 0,01 22,67 87,50 6 AA23 9,94 12,77 51,14 1,03 21,93 77,50 7 AA44 9,01 12,29 40,27 0,22 21,73 97,50 8 AA53 8,56 12,73 38,30 - 20,66 97,50 9 AA56 9,02 13,35 43,15 - 20,29 85,00 10 AA17 8,62 12,69 39,55 0,01 20,24 92,50 . . . . . . . . 46 AA30 6,30 9,67 17,82 0,11 5,42 55,00 47 AA58 6,67 8,69 16,87 0,01 5,37 57,50 48 AA46 5,53 8,76 11,64 0,08 4,83 75,00 TB 8,07 11,62 33,39 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 Lsd 1,09 1,51 10,35

Từ kết quả phân tích ở bảng 4 cho thấy đáng chú ý nhất trong khảo nghiệm tại Long Bình, Đồng Nai là giống tiến bộ kỹ thuật dòng keo lai AH7 với năng suất đạt 41,85 m/ha/năm. Dòng AH7 vẫn thể hiện ưu thế sinh trưởng nhanh và có khả năng kháng bệnh phấn hồng cao. Qua khảo nghiệm cũng cho thấy 6 dòng Keo lá tràm có sinh trưởng tốt và không bị bệnh, năng suất đạt trên 20 m/ha/năm lần lượt là AA42 (24,06 m/ha/năm), AA21(23,90 m/ha/năm), AA41 (22,67 m/ha/năm), AA53 (20,66 m/ha/năm), AA56 (20,29 m/ha/năm) và AA17 (20,24 m/ha/năm). Chỉ có 3 dòng có dạng thân thẳng đẹp, cành nhánh nhỏ, chiều cao dưới cành lớn và không bị bệnh phấn hồng gây hại là AA42, AA53 và AA56. Ngoài ra có 3 dòng có khảnăng sinh trưởng tốt là AA34 (23,0 m/ha/năm), AA23 (21,93 m/ha/năm), AA44 (21,73 m/ha/năm), tuy nhiên 3 dòng này lại có dạng thân kém, cành nhánh to và đặc biệt là dòng A23 đang bị bệnh phấn hồng gây hại.

Như vậy tại khu khảo nghiệm Keo lá tràm tại Long Bình, Đồng Nai đã có 3 dòng Keo lá tràm AA42, AA53 và AA56có tốc độsinh trưởng nhanh, hình dạng thân thẳng, ít cành nhánh và có khả năng chống chịu bệnh phấn hồng, đã được công nhận là giống TBKT cho vùng Đông Nam Bộnăm 2015.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 38 - 40)