VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 87 - 89)

- Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất các chi tiết gỗ uốn ép cong định hình Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý dẻo hóa gỗ, uốn gỗ tự nhiên Tạo các sản phẩm gỗ uốn có giá

VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Gia Kiêm, Phạm Thị Luyện, Vũ Duy Hưng, Nguyễn Hoàng Tiệp, Bùi Thị Minh Nguyệt

TÓM TẮT

Áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan hệ thống, bài viết đã phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu kinh tế - chính sách lâm nghiệp có tác động đến những thành tựu to lớn đã đạt được của ngành Lâm nghiệp trong 35 năm của thời kỳ đổi mới. Tại mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ đổi mới, các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sởđề xuất các giải pháp chính sách: Phục hồi và phát triển vốn rừng; xã hội hóa nghề lâm nghiệp thông qua cách tiếp cận của lâm nghiệp xã hội/lâm nghiệp cộng đồng; Giao đất lâm nghiệp; Sắp xếp, đổi mới tổ chức sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước; Chi trả dịch vụmôi trường rừng; Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo chuỗi giá trị; Quản lý rừng bền vững; và Biến đổi khí hậu... Nội dung nghiên cứu chỉ rõ, nghiên cứu kinh tế - chính sách lâm nghiệp có tính kế thừa, liên tục theo các mục tiêu có tính bao trùm và phù hợp trong từng giai đoạn của bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội trong nước và thế giới. Do đó, nghiên cứu kinh tế - chính sách lâm nghiệp có tính dài hạn, ảnh hưởng và tác động lâu dài nên rất cần có sự quan tâm đầu tư vượt trước thời gian. Từđó, đề xuất được 8 hướng nghiên cứu cơ bản về kinh tế - chính sách lâm nghiệp, nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Research results of forestry economic policy after 35 years of the reform period (1986-2020) and orientations to 2030

SUMMARY

Based on the research method of the systematic review, the article analyzed and evaluated the results of forestry economic policies which have got significant impacts on the great achievements gained by the forestry sector in 35 years of the Reform Period. At each stage of this period, the research results provide scientific evidence as a basis for proposing forestry policy solutions: Restoring and developing forest resources; socialization of forestry sector through an approach of social forestry/community forestry; Forest land allocation; Reorganize and renovate forestry production organizations, especially state-owned forest enterprises; Payment for forest environmental services; Restructuring the forestry sector along the value chain; Sustainable forest management; and Climate change... The content of the study indicates that Forestry Economic Policies are inherited and continuously based on inclusive and appropriate objectives in each stage of the socio-economic development context in Vietnam and the world. Therefore, forestry economic - policy research has long-term effects and impacts, so it is necessary to pay attention to investment ahead of time. Since then, eight basic research directions on forestry economics and policies have been proposed to contribute to the successful implementation of the forestry development strategy in the coming period.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ12

Việt Nam có khát vọng mạnh mẽ trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng

tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ mà sự đóng góp của ngành lâm nghiệp là vô cùng quan trọng nhằm góp phần đảm bảo môi trường - sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước.

1

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2

Trong những năm vừa qua, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Theo

Quyết định 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019, tổng diện tích đất có rừng cả nước là 14.609.220 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.292.434 ha, rừng trồng là 4.316.786 ha. Tỷ lệ che phủ rừng là 41,89%.

Năm 2018, sản lượng gỗ khai thác nội địa 28,45 triệu m, tăng 6% so với năm 2017, trong đó khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 20,6 triệu m; khai thác từ cây trồng phân tán, vườn nhà 3,55 triệu m và gỗ cao su đạt khoảng 4,3 triệu m, gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy tròn khoảng 10 triệu m.Như vậy, tỷ trọng nguyên liệu chế biến gỗ trong nước đã đạt 74%; nhập khẩu đã giảm xuống ở tỷ lệ 26%. Bên cạnh đó, chất lượng nguyên liệu rừng trồng đã từng bước được nâng lên từ khâu chọn tạo giống, trồng, chăm sóc đến khai thác, chế biến và thương mại gỗ sản phẩm gỗ rừng trồng. Các mô hình đạt tiêu chuẩn cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn được thực hiện, với diện tích tương ứng khoảng 220.000 ha và 290.000 ha.

Báo cáo kết quả ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ...

Chi trả Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là chính sách xã hội hóa nghề rừng, thu hút mạnh mẽ nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, được toàn xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Chỉ tính riêng năm 2018, DVMTR đã thu được 2.937,9 tỷ đồng (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Việt Nam, 2019), bình quân mỗi năm tiếp theo có thể thu được khoảng 3.000 tỷ đồng, tái đầu tư bảo vệ và phát triển cho hơn 5 triệu ha rừng và có hàng năm có hàng trăm nghìn hộ gia đình và cộng đồng dân cư là chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời, xây dựng nhiều chính sách về dịch vụ hấp thụ và lưu giữa carbon của rừng để nâng tổng tiền DVMTR hàng năm có thể lên tới 4.000 tỷ đồng/năm cho bảo vệ và phát triển trên 7 triệu ha rừng, chiếm 50% diện tích rừng của cả nước. Đây là nguồn tài chính mới, bền vững, khai thác tiềm năng lớn về giá trị môi trường của rừng cho phát triển lâm nghiệp.

Những thành tựu đạt được nêu trên có sự đóng góp quan trọng của các kết quả nghiên cứu kinh tế - chính sách lầm nghiệp. Tuy vậy, trong thời gian tới ngành lâm nghiệp nói chung và hoạt động nghiên cứu kinh tế chính sách nói riêng phải có những hướng đi phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, hướng tới nền kinh tế xanh. Bài viết này sẽ khái quát bức tranh chung về những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế - chính sách lâm nghiệp, cũng như những tác động, ý nghĩa thực tiễn của thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2020), làm cơ sở định hướng nghiên cứu kinh tế chính sách lâm nghiệp đến năm 2030.

II.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNHLÂM NGHIỆP SAU ĐỔI MỚI

Các giai đoạn phát triển lâm nghiệp Việt Nam sau thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay có tính kế thừa, liên tục với các mục tiêu có tính bao trùm,phù hợp đối với từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh và phát triển của đất nước và thế giới. Các nội dung và định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong thời kỳ này có thể được phân thành 4 giai đoạn: Phát triển nghề rừng (1986 - 1990) →Phát triển kinh tế lâm nghiệp (1991 - 2000) →Phát triển lâm nghiệp toàn diện (2001 - 2010) →Phát triển lâm nghiệp bền vững (2011 - 2020), được tổng hợp tại Sơ đồ 1.

2.1. Giai đoạn 1986 - 1990: Phát triển nghề rừng

Đây là những năm đầu tiên bắt đầu công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng, là tế bào của nền kinh tế. Theo chức năng điều tiết của thị trường, các nguồn lực phát triển kinh tế dần dần được phân bổ cho các “tế bào” này.

Tuy nhiên, đối với sản xuất lâm nghiệp, một câu hỏi lớn được đặt ra là các hộ gia đình sẽ sử dụng các nguồn lực đất đai để phát triển nghề rừng như thế nào? trong bối cảnh tỷ lệ che phủ rừng thấp, tài nguyên rừng đang ngày càng nghèo kiệt, vốn rừng suy thoái không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và diện tích đất trống đồi trọc nhiều với khoảng gần 6 triệu ha. Đặc biệt, an ninh lương thực là vấn đề rất nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc.

Sơ đồ 1.Các giai đoạn và chính sách phát triển lâm nghiệp thời kỳ 1986 - 2020

Các giai đoạn và định hướng phát triển của chính sách lâm nghiệpViệt Nam

(1986 - 1990) Phát triển Phát triển nghề rừng - Kinh tế đồi rừng, NLKH và an ninh lương thực - Quản lý rừng theo chức năng (1991 - 2000) Phát triển kinh tế lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 87 - 89)