Kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên và bảo tồn nguồn gen cây LSNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 66 - 67)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

2.1.Kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên và bảo tồn nguồn gen cây LSNG

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

2.1.Kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên và bảo tồn nguồn gen cây LSNG

Hiện nay ở Việt Nam có 33 vườn quốc gia (VQG), 56 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), 13 khu bảo tồn loài, 9 khu dự trữ sinh quyển và 54 khu bảo vệ cảnh quan, phân bố rộng và trải đều ở các tỉnh trên phạm vi cả nước. Phần lớn các khu rừng này có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen các loài động - thực vật đặc trưng cho từng vùng. Đặc biệt là bảo tồn các loài động, thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong đó có các loài cây LSNG. Để thực hiện nhiệm vụ này, trong 144 nhiệm vụ khoa học công nghệ có liên đến nghiên cứu LSNG, có tới 32 nhiệm vụ khoa học công nghệ về khai thác nguồn gen cây LSNG tập trung vào:

- Xác định được một số đặc điểm sinh thái quần thể cơ bản của rừng tự nhiên nơi có phân bố nhiều loài cây LSNG quý hiếm, đặc hữu làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác bền vững một cách có hiệu quả như Trà hoa vàng, Sâm ngọc linh, Tam thất hoang, Vằng đắng, Bảy lá một hoa, Hoàng tinh cách,..

- Xác định được đa dạng di truyền, giá trị nguồn gen, thành phần hóa học của một số sản phẩm LSNG có giá trị để phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây rừng như: Sâm ngọc linh, Sa nhân, Thảo quả, Ba kích, Quế, Hồi, Sở, Lai, Xoay, Óc chó,...

- Đánh giá đa dạng sinh học về LSNG và bước đầu đã xác định được các loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng; đề xuất các phương thức bảo tồn và đã bảo tồn một số nguồn gen.

- Phần lớn các loài cây LSNG có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống thành công, kể cả nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính để phục vụ công tác bảo tồn. Ví dụ: Thông đỏ ở Pà Cò (Taxus chinensis), Thông đỏ ở Lâm Đồng (Taxus wallichiana),

Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. Fuscidiscus),...

- Hiện nay, phần lớn các loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được bảo tồn thành công và đang chuyển sang giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn gen như các loài: Bời lời đỏ (Machilus odoratissima), Trám đen hoàng vân (Canarium tramdenum), Quế thanh hóa (Cinnamomum cassia), Ươi (Scaphium macropodum),...

Riêng nhiệm vụ “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” cấp Bộ giai đoạn 2012-2015 thực hiện tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã bảo tồn tại chỗ được 9,0 ha cho 7 loài cây (Căm xe, Giáng hương quả to, Dầu song nàng, Dầu đọt tím, Bạch tùng, Chai lá cong, Gụ mật), trong đó chỉ có 1 loài cho LSNG (Dầu đọt tím có thể khai thác dầu nhựa). Ngoàira, các nhiệm vụ bảo tồn loài cụ thể, trong đó có rất nhiều loài cây LSNG được thực hiện bởi các ban quản lý của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, đây là nguồn gen rất đa dạng phục vụ công tác chọn tạo giống cho các loài cây LSNG rất có triển vọng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 66 - 67)