Các làng nghề gỗ và các cơ sở chế biến nhỏ rất khó tiếp cận với các nguồn thông tin và các trung tâm dữ liệu công nghệ chế biến gỗ, thiếu nguồn nhân lực để vận hành công nghệ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 149 - 152)

các trung tâm dữ liệu công nghệ chế biến gỗ, thiếu nguồn nhân lực để vận hành công nghệ thông tin, công nghệ lưu trữ hồ sơ phục vụ cho truy suất nguồn gốc gỗ.

Điều nay có tác động tiêu cực tới các DN lớn và vừa. Vì làng nghề và các cơ sở CBG nhỏ là đối tác của các mô hình liên kết giữa DN CBG với làng nghề và làng nghề là vệ tinh của các DN CBG.

- Các đơn vị nguồn cung vẫn rất lúng túng, khó khăn trong việc CGCN, do chưa có nhiều thông tin về nhu cầu của DN, một số công nghệ và thiết bị chưa thực sựđáp ứng nhu cầu thực tế.

- Đối với các DN thì chưa quan tâm đánh giá đầy đủ về vai trò của đầu tư phát triển công nghệ; chưa có nhiều thông tin về các hoạt động CGCN, chưa nắm rõ chính sách ưu đãi và các vấn đề có liên quan đến hỗ trợ, đổi mới, CGCN. Cùng với việc thiếu nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao nên các DN còn chưa tự tin và mạnh dạn trong đầu tư ứng dụng KH&CN trong sản xuất; phần lớn các DN vừa và nhỏ trình độ công nghệ thấp, quá trình đổi mới công nghệ chậm và rất khó khăn do nhiều yếu tố, trong đó có khó khăn về tìm kiếm, trao đổi thông tin, tư vấn xúc tiến giao dịch mua - bán công nghệ trong khi đây là nhu cầu đòi hỏi, là tiềm năng phát triển trị trường công nghệ.

- Mối liên kết giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và DN chưa thực sự chặt chẽ. Do vậy có thể thấy một thực trạng là trên thực tế có những cung - cầu tốt nhưng hai bên lại chưa tìm thấy nhau. Việc liên kết viện/trường và DN còn tồn tại một số vấn đề khúc mắc mà trở ngại lớn nhất là mối quan hệ chưa tạo được lòng tin, còn có khoảng cách. Mặt khác, phát triển thị trường công nghệ được xem là giải pháp căn bản nhưng đến nay mới ở dạng sơ khai, hành lang pháp lý vẫn còn đang phải hoàn thiện, các định chế hỗ trợ thị trường chưa phát triển, các cơ chế gắn kế cung cầu còn lỏnglẻo, yếu tố định chế trung gian hiện đang còn yếu trong thị trường khoa học và công nghệ khiến các nguồn cung có giá trị không được áp dụng trong sản xuất kinh doanh.

IV. KIẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN KHCN CHẾ BIẾN GỖ

Công nghệ có vai trò quyết định tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại giá trị gia tăng cao và lợi nhuận lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp gỗ Việt Nam nhận thức được điều đó và đang xúc tiến xây dựng chiến lược phát triển triển công nghệ để ngành công nghiệp gỗ Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Để giúp DN thực hiện được khát vọng đó, đề nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa và ban hành các cơ chế chính sách về mộtsố lĩnh vực chủ yếu sau:

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học và công nghệ cũng như môi trường đầu tư đồng bộ: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách liên quan tới sở hữu trí tuệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, nguồn vốn, mặt bằng, nhằm thúc đẩy hoạt độngđổi mới và chuyển giao công nghệ, đảm bảo lợi ích quốc gia, đáp ứng yêu cầu của những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Xây dựng các giải pháp kích cầu công nghệ: Xây dựng môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ. Hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi và động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư đổi mới công nghệ. Đặc biệt, khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổimới công nghệ; Có cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ DN trong đầu tư ứng dụng đổi mới công nghệ sản xuất trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; Xây dựng cơ chế phối hợp, đối thoại giữa các cơ quan Nhà nước các cấp với tổ chức KH&CN và doanh nghiệp nhằm kịp thời phát hiện, giải quyết các vướng mắc trong thực thi chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ.

- Xây dựng giải pháp thúc đẩy hoạt động cung - cầu công nghệ: Phát triển nguồn cung công nghệ trong nước, tạo động lực mạnh mẽcho các tổ chức, cá nhân tạo ra và thương mại hóa công nghệ có giá trị thực tiễn. Quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các cơ quan chuyển giao và nhận chuyển giao đối với kết quả thực hiện nghiên cứu phục vụ công ích; có chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu

quả kinh tế - xã hội cao. Đồng thời có giải pháp triển khai có hiệu quả việc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh việc tăng cường chức năng tư vấn và chất lượng tư vấn của các cơ quan nhà nước về công nghệ thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian trong việc khai thác cơ sở dữ liệu công nghệ, tư vấn về đổi mới và chuyển giao công nghệ, được các bên cung và cầu tin tưởng (như các sàn giao dịch công nghệ, tổ chức ứng dụng và chuyển giao công nghệ; điểm kết nối cung - cầu công nghệ ở Trung ương và địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, HTX). Đồng thời có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào lĩnh vực này để tăng nguồn cung, tăng cường chất lượng dịch vụ kết nối cung - cầu công nghệ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ.

- Phát triển các dịch vụ tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá công nghệ; dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán công nghệ. Khuyến khích thành lập các DN hoạt động, cung ứng dịch vụpháp lý về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuận cho DN (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao). Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật gắn liền với nhu cầu của kinh tế - xã hội; Trong đó có việc đổi mới phương pháp giáo dục và đạo tạo cho lực lượng cán bộ kỹ thuật tại các trường đại học và lực lượng công nhân kỹ thuật tại các trường dạy nghề, tạo thói quen đổi mới, sáng tạo và chủ động trong hoạt động nghiên cứu, gắn công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học với thực tiễn và nhu cầu thị trường nhằm hình thành lực lượng có năng lực thực hiện đổi mới công nghệ ở nước ta. Mặt khác cũng có chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc duy trì và khuyến khích lao động kỹ thuật có chất lượng cao, khuyến khích tự đào tạo trong mỗi doanh nghiệp.

- Thúc đẩy hoạt động liên kết trong đầu tư đổi mới công nghệ thông qua đa dạng hóa các mối liên kết như: Viện - doanh nghiệp; Nhà nước - viện - doanh nghiệp; ngân hàng/tổ chức tài chính - viện - doanh nghiệp; doanh nghiệp trong nước - doanh nghiệp FDI,... đẩy mạnh việc phát triển các doanh nghiệp KH&CN trên phạm vi cả nước. Khuyến khích các trường đại học, các viện nghiên cứu tự bỏ vốn hay liên doanh, liên kết với các tổchức trong và ngoài nước để thành lập các doanh nghiệp KH&CN hoạt động theo luật Doanh nghiệp như: Công ty dịch vụ công nghệ, công ty chuyển giao công nghệ; trung tâm đổi mới sáng tạo,... nhằm gắn kết quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ với sản xuất - kinh doanh.

- Một số chính sách hỗ trợ khác: Mặc dù Nhà nước đã có chính sách khuyến khích trong hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ đối với một số nhóm DN, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại cũng cần chú trọng đến các DN quy mô nhỏ, siêu nhỏ (hiện chiếm tỷlệ lớn và là nhóm yếu thế), doanh nghiệp xuất khẩu trong việc hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ mở cửa thị trường, cải cách thủ tục hành chính nói chung,... để tạo sự công bằng trong cạnh tranh.

- Thúc đẩy hoạt động truyền thông, phổ biến rộng rãi các cơ chế, chính sách tới mọi loại hình doanh nghiệp, trên các phương tiện truyền thông đại chúng./.

Mô hình SX giống ở Công ty Cổ phần Phát triển Agri - Tech

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh I. MỞĐẦU

Quảng Ninh có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại với gần 70% diện tích là rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp (422.937 ha). Việc quản lý và khai thác bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp không chỉđóng góp những giá trị về kinh tế - xã hội mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệmôi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, nâng cao chất lượng nước và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển du lịch, dịch vụ, bảo vệ quốc phòng an ninh của Tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng đạt 54,75% (năm 2019), chất lượng rừng có bước cải thiện.

Tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ làm khâu đột phá nhằm nâng cao giá trị rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng. Các nghiên cứu, ứng dụng được tập trung trong các lĩnh vực: (1) Phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp; (2) Bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị dược liệu; (3) Phát triển chế biến một số sản phẩm lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ); (4) Xây dựng thương hiệu các sản phẩm lâm sản.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 149 - 152)