Sinh thái và môi trường rừng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 59 - 60)

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.2.3.Sinh thái và môi trường rừng

7 Dự án nông thôn miền núi 4 8 Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng

2.2.3.Sinh thái và môi trường rừng

Đối với rừng phòng hộ ven biển, đã xác định được thành phần loài và biện pháp kỹ thuật tổng hợp để gây trồng các loài cây rừng ngập mặn trên dạng đá, cát, sỏi, vụn san hô như: Đâng, Mắm biển, Vẹt bông đỏ, Đưng, Sú đỏ, Dà vôi, Bần trắng, Bần không cánh.

Xác định một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại một số vùng sinh thái trọng điểm ven biển.

Xác định được tiềm năng tích lũy sinh khối của một số hệ sinh thái rừng chính tại Việt Nam làm cơ sở để lượng hóa giá trị carbon của rừng.

Xác định được một số cơ sở khoa học trong việc đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng như: đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng, giá trị sử dụng trực tiếp của rừng ngập mặn tại Cà Mau, giá trị lưu trữ, hấp thụ carbon của rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng; xây dựng tiêu chí và phân loại lập địa rừng ngập mặn khó khăn ở các tỉnh miền Bắc;đánh giá được thực trạng, phân tích các nguyên nhân suy thoái và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái tại một số vùng sinh thái trọng điểm ven biển Việt Nam (Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ).

Đã ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng các mô hình trình diễn các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng và quản lý tổng hợp rừng ngập mặn suy thoái tại Bắc Bộ, miền Trung, Đông

Nam Bộ và Tây Nam Bộ; mô hình cải tạo rừng ngập mặn tự nhiên tại Quảng Ninh; mô hình thí điểm về quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh và Cà Mau.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 59 - 60)