Giai đoạn 200 1 2010: Phát triển lâm nghiệp toàn diện

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 91 - 92)

- Chính sách Thị trường C hế biến T iêu thụ sản phẩmDA

2.3.Giai đoạn 200 1 2010: Phát triển lâm nghiệp toàn diện

Sau 15 năm đổi mới, từ 1986, mô hình quản lý rừng trong giai đoạn này đã được định hình rõ nét, đồng thời 3 phương thức tiếp cận:(1) Quản lý rừng theo nguồn gốc; (2) Quản lý rừng theo chức năng; (3) Quản lý rừng có sự tham gia, bao gồm 10 chủ thể là những “chủ rừng”. Do đó, mục tiêu phát triển lâm nghiệp toàn diện, bao gồm về Kinh tế - Xã hội - Môi trường bước đầu đã đạt được.

Diện tích đất lâm nghiệp được giao lũy kế đến hết giai đoạn này cho các chủ rừng đại diện sở hữu Nhà nước 7,48 triệu ha; chủ rừng là các hộ gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3,8 triệu ha; và đất chưa giao 2,11 triệu ha, tương ứng chiếm tỷ lệ 56%; 38% và 16% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, 13,39 triệu ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 28% lên 39,5%.

Các nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung luận giải cơ sở lý luận cho các vấn đề về quyền sử dụng đất lâm nghiệp; hưởng lợi từ rừng; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước; định giá rừng; đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến lâm sản vừa và nhỏ; và nghiên cứu phát huy nội lực của chủ rừng trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp. Kết quả nổi bật nhất trong giai đoạn này là cung cấp cơ sở khoa học để sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; góp phần cung cấp lý luận và nghiên cứu điểm để xây dựng Chiến lược phát triển Lâm nghiệp năm 2007. Theo đó, quyền sử dụng đất lâm nghiệp của cộng đồng chính thức được ghi trong Luật, cộng đồng được coi là chủ rừng và diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyền sử dụng của cộng đồng ngày càng tăng, khoảng 0,28 triệu ha. Một số cộng đồng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù, các quyền cơ bản về sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, các cơ chế hưởng lợi từ rừng của cộng đồng đã được thừa nhận nhưng chưa đầy đủ so với các loại hình chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước (DNLNNN) là một

chủ đề nghiên cứu rất được quan tâm trong giai đoạn này. Một số nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các công ty lâm nghiệp, đánh giá về cổ phần hóa công ty lâm nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất nông lâm nghiệp

tổng kết đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và phát triển của các DNLNNN; đề xuất các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả tổng kết Nghị quyết 28 đã đề xuất giải pháp chính sách quan trọng để tổ chức lại các nông, lâm trường, có cơ chế, chính sách để sử dụng hơn 2 triệu ha đất lâm nghiệp được giao cho các doanh nghiệp này có hiệu quả kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, kết quả của một số nghiên cứu cũng chỉ rõ, cổ phần hóa là một sự lựa chọn tất yếu có tính khách quan, là một nội dung quan trọng trong

công cuộc sắp xếp đổi mới DNLNNN và ngày càng trở lên cấp bách khi đất nước chuyển

sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Những nghiên cứu nổi bật về định giá rừng đã cung cấp cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng chính sách định giá rừng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này đã đặt nền móng khoa học và thực tiễn về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Các kết quả đã làm thay đổi quan niệm giá trị của rừng. Các giá trị này được tôn trọng và làm cơ sở xây dựng các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đặc biệt, giá trị nhiều mặt của tài nguyên rừng được tiền tệ hóa, góp phần quản lý bền vững rừng ở Việt Nam. Quyết định số 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) được ban hành, thí điểm tại tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng, được sự hỗ trợ của Dự án Hợp tác Lâm nghiệp Việt Đức và Tổ chức Winrock International. Việc thực hiện thí điểm CTDVMTR có sử dụng Quỹ BV&PTR là một công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chi trả ủy thác tiền DVMTR. Sau 2 năm thí điểm, chính sách đã thu được kết quả tốt, đóng góp thiết thực cho công tác bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi. Đến 29/4/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP về Chính sách CTDVMTR trên cảnước. Trong giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện CTDVMTR hầu như qua hình thức chi trả gián tiếp qua VNFF và các Quỹ tỉnh. Ngày 02/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong 07 năm (2012-2018) diện tích rừng được hưởng tiền DVMTR tăng từ 1.286.233 ha trong năm lên 5.229.112 ha vào năm 2015 và tiếp tục tăng lên 5.986.000 ha vào năm 2017. Chỉ tính riêng năm 2019, diện tích rừng được hưởng DVMTR là 6,4 triệu ha, chiếm 43% tổng diện tích rừng của cảnước (Quỹ BV&PTR Việt Nam, 2019).

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 91 - 92)