Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và thu hoạch LSNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 68 - 69)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

2.3.Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và thu hoạch LSNG

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

2.3.Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và thu hoạch LSNG

Từ trình độ sản xuất lạc hậu, trong suốt thời gian dài hoạt động sản xuất được tiến hành theo phương thức thu hái, lợi dụng tự nhiên là chính, không theo một biện pháp kỹ thuật nào hoặc có gây trồng một số loài LSNG thì phương thức gây trồng quảng canh là chính, giống cây trồng xô bồ có năng suất thấp đã dần dần được thay thế bằng một số loài cây mới, giống mới phù hợp hơn, phương thức sản xuất tiến bộ hơn, có năng suất cao hơn, chất lượng và hiệu quả kinh tế hơn. Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực sản xuất góp phầngia tăngkim ngạnh xuất khẩu hàng hóa LSNG với tốc độ tăng trưởng khá cao từ 15% đến 30% hàng năm.Trong 144 nhiệm vụ khoa học công nghệ có liên quan đến LSNG, có tới trên 90% số nhiệm vụ tập trung nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng và thu hoạch LSNG. Kết quả nổi bật trong giai đoạn gồm:

a) Công tác nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và quản lý tài nguyên LSNG

- Đã xác định được tập đoàn các cây LSNG có tiềm năng phát triển phục vụ cho gây trồng chủ yếu cho mỗi vùng sinh thái.

- Đã đánh giá đất đai, phân chia lập địa, xác định điều kiện gây trồng cho một số loài cây LSNG chủ yếu bao gồm Luồng, Trúc sào, Vầu đắng, Bương mốc, Lùng, Mai, Bát độ, Lục trúc, Mây nếp, Trám, Quế, Hồi, Sở, Trẩu, Dó trầm, Tràm, Dầu rái, các loài thông, Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Sâm ngọc linh, Sâm lai châu, Tam thất hoang và nhiều loài cây dược liệu khác.

- Đã xác định được một số đặc điểm sinh học (hình thái, vật hậu,...), đặc điểm sinh thái (nhu cầu dinh dưỡng khoáng, nhu cầu ánh sáng, điều kiện khí hậu), đặc điểm phân bố, làm cơ sở xây dựng quy trìnhkỹ thuật trồng thâm canh theo hướng đạt chuẩn, năng suất cao, bền vững một số loài cây LSNG chủ yếu bao gồm Luồng, Trúc sào, Vầu đắng, Bương mốc, Lùng, Mai, Bát độ, Lục trúc, Mây nếp, Trám, Quế, Hồi, Sở, Trẩu, Dó trầm, Tràm, Dầu rái, các loài thông, Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Sâm ngọc linh, Sâm lai châu, Tam thất hoang và nhiều loài cây dược liệu khác. Đặc biệt đã xác định được loài cây, xây dựng quy trình kỹ thuật gây trồng một số loài cây dược liệu quý dưới tán như Trà hoa vàng, Sa nhân, Ba kích, Thảo quả, Sâm ngọc linh, Sâm lai châu,...

- Đã xác định được biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và sử dụng phân bón và chất phụ gia theo hướng đạt chuẩn (GACP, hữu cơ,...);

- Đã xác định được một số sâu bệnh hại và xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại một số loài cây LSNG chủ yếu như sâu róm thông, sâu đục nõn trên cây thông nhựa, sâu ánh kim hại cây hồi, sâu róm xanh ăn lá quế,..

- Đã hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng cho tre nứa theo tiêu chuẩn quốc gia (PEFC) và FSC.

- Đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch một số loài cây LSNG chủ yếu: Quế, Hồi, Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Sâm ngọc linh,...

b) Công tác chuyển giao công nghệ

- Đã xây dựng được nhiều mô hình trình diễn về: kỹ thuật trồng thâm canh theo hướng đạt chuẩn và bền vững đối với một số loài Tre nứa, Song mây, Thông, Quế, Hồi, Trám, Sở, Sa nhân, Ba kích, Thảo quả, Sâm ngọc linhvà nhiều loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, quý hiếm khác.

- Đã chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh cho 15 cơ sở sản xuất các loài một số loài Tre trúc, Mây nếp, Quế, Hồi, Sa nhân, Thảo quả, Ba kích, Sâm ngọc linh, Trà hoa vàng,...

c) Công tác tài liệu hóa

- Đã ban hành một số tiêu chuẩn cơ sở về kỹ thuật gây trồng các loài cây LSNG chủ yếu, có giá trị cao như: Luồng, Trúc sào, Mây nếp, Quế, Hồi, Trám, Giổi, Sở, Thảo quả, Ba kích, Sa nhân,...

- Đã xây dựng và ban hành nhiều hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cho các loài cây LSNG chủ yếu ở hầu hết các vùng sinh thái trên cả nước.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 68 - 69)