HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 125 - 126)

Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên là 1,1 triệu ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp là 647.677,1 ha (chiếm 58,2%). Tổng diện rừng hiện có là 641.893,7 ha, trong đó diện tích có rừng tự nhiên 393.364,6 ha, diện tích có rừng trồng 248.529,1 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn tỉnh là 593.527,1 ha, tương ứng với độ che phủ 53,4%, năm 2020 độ che phủ rừng ước đạt 53,5%.

Với định hướng đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; trong những năm qua ngành lâm nghiệp đã có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bản an ninh biên giới, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Lâm nghiệp phát triển theo hướng xã hội hóa, chuyển từ khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên là chính sang trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay tỉnhThanh Hóa đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụngđất rừng cho các chủ rừng và các hộ gia đình. Cùng với việc trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng cũng đượcquan tâm chỉ đạo; rừng tự nhiên đượcbảo vệ và quản lý tốt, tuy nhiên tình trạng khai thác nhỏ lẻ vẫn còn xảy ra, nhất là ở những khu rừng gần khu dân cư, gần biên giới, v.v... Tóm tắt các kết quả chính trong phát triển lâm nghiệp của tỉnh như sau:

- Phát triển rừng: Hàng năm bình quân trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa trồng mới khoảng 10.000 ha rừng. Diện tích rừng gỗ lớn 50.500 ha, chiếm 31,2% diện tích rừng gỗ trồng; rừng trồng chủ yếu giao cho các hộ gia đình chiếm 50,4 %; chủ rừng khác chiếm 49,6%.

- Quản lý và phát triển giống cây lâm nghiệp: Đã cơ bản giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng giống không rõ nguồn gốc đưa vào trồng rừng. Xây dựng được 15 nguồn giống và tuyển chọn được 5.000 cây trội của 12 loài cây lâm nghiệp, mỗi năm cung cấp khoảng 1.700 kg hạt giống chất lượng cao, góp phần cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng rừng trồng.

- Khai thác và chế biến lâm sản: Khai thác lâm sản giai đoạn 2011 - 2019 đạt sản lượng 3.358 nghìn m, dự kiến năm 2020 đạt 4.158 nghìn m (trong đó gỗ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán, chiếm 99,4%); luồng 429 triệu cây và trên 696 nghìn tấn nguyên liệu giấy. Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ được quản lý chặt chẽ và nghiêm túc thực hiện việc tạm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo tinh thần chỉđạo của Ban Bí thư Trung ươngĐảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chế biến lâm sản hiện có 350 cơ sở kinh doanh chế biến gỗ (trong đó, có 79 cơ sở nhà máy do các doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đầu tư); 650 cơ sở sản xuất là hợp tác xã, hộgia đình đầu tư sản xuất chế biến gỗ, tre luồng.

- Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm: Những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp đã hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp; nâng cao giá trịgia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến theo chiều sâu (ván ghép thanh, ván MDF, các sản phẩm chế biến luồng,...); xây dựng phương án và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC đối với các sản phẩm lợi thế, như tại huyện Thạch Thành (1.458 hộ/1.715 ha rừng trồng gỗ); huyện Quan Sơn (69 hộ/3.045 ha rừng luồng, vầu); huyện Quan Hóa (545 hộ/2.369 ha rừng luồng).

- Dịch vụ môi trường rừng: Diện tích rừng được chi trả dịch vụmôi trường rừng là 368.581 ha, chiếm 49,1% diện tích rừng toàn tỉnh; trong đó, 45 chủ rừng là tổ chức và UBND cấp xã, diện tích 146.326 ha; 446 nhóm cộng đồng thôn/bản, diện tích 174.949 ha; 1.688 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, diện tích 26.618 ha.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 125 - 126)