KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO PHÁT TRIỂN RỪNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 142)

Trong giai đoạn 2011 đến nay, Công ty đã quan tâm và đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển rừng trồng, cụ thể như sau:

Năm 2011:Trồng thử nghiệm 2 mô hình, mỗi mô hình 2 ha gồm các giống mới:

+ Thử nghiệm các dòng keo lai: BV16, BV10, BV33, BV32, BV71, BV73, BV75.

+ Thử nghiệm trồng Keo tai tượng các xuất xứ: Pongakii, Trảng Bom Đồng Nai, Đông Hà Quảng Trị, Hàm Yên Tuyên Quang.

Qua đó đã chọn ra được một số dòng và xuất xứ tốt nhất đưa vào trồng rừng đại trà tại Công ty, làm cho năng suất chất lượng rừng tăng lên.

+ Phối hợp với trồng khảo nghiệm 2 ha gồm 50 dòng Bạch đàn lai UP. Năm 2016 đã có 7 dòng được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật.

Năm 2013:Ứng dụng và chuyển giao bộgiống Bạch đàn lai UP, PNCT3 vào trồng trên diện tích 13 ha, đồng thời nhận chuyển giao và nhân giống các dòng UP99, UP72, UP35, xây dựng 2 ha vườn giống vô tính Keo tai tượng thế hệ 1,5.

Năm 2014:Trồng khảo nghiệm nghiệm 2 ha keo lai với 150 dòng, chọn ra được 7 dòng tốt nhất được công nhân giống; ứng dụng chế phẩm vi sinh của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam bón cho rừng trồng Bạch đàn và keo lai để cải tạo đất; ứng dụng công nghệ GIS trên Smartphone để quản lý ranh giới, diện tích,hiện trạng rừng và đất rừng mang lại hiệu quả cao.

Năm 2015:Phối hợp trồng thử nghiệm các dòng keo lai kháng bệnh AH (1ha) và một số dòng Keo lá tràm (1 ha). Đến nay, đã chọn được dòng tốt đang đưa vào trồng đại trà.

Năm 2016:Ứng dụng công nghệ, thiếtbị sản xuất bầu hữu cơ dùng ươm cây lâm nghiệp.

Năm 2017:Phối hợp trồng khảo nghiệm 4ha các dòng Keo tam bội, đến nay đã chọn và được công nhận 3 dòng tốt nhất có năng suất khoảng 30 m/ha/năm.

Năm 2018: Trồng mở rộng các dòng Keo tam bội 2ha. Thử nghiệm ứng dụng thành công bước đầu các công cụ, dụng cụ máy trồng cây, bón phân, máy băm thực bì phòng cháy cho rừng.

Năm 2019: Tiếp tục ứng dụng chế phẩm vi sinh vào trồng rừng, bón thúc cho rừng trồng năm 4 và năm thứ 5.

Năm 2020: Trồng mở rộng 10 ha các dòng Keo AH, 4 ha Keo tam bội và keo lai các dòng mới được công nhận.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 142)