TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM Hiệp hội Gỗ và lâmsản Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 144 - 149)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 3 1 Thuận lợ

TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM Hiệp hội Gỗ và lâmsản Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong những thập niên qua đã có bước phát triển mang tính đột phá và đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam.

Nguyên nhân đạt được thành tựu to lớn nêu trên nhờ có đường lối, định hướng và cơ chế chính sách đúng đắn của Nhà nước. Nhờ có sự năng động, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân và

cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan

trọng đó là khoa học công nghệ (KHCN). Việc ứng dụng KHCNtrong suốt quá trình chế biến gỗ có vai trò quyết định tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại giá trị gia tăng cao và lợi nhuận lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Nội dung báo cáo gồm 4 phần sau:

1. Tình hình ứng dụng KHCN trong phát triển công nghệ chế biến gỗ 2. Các hình thức tiếp cận kết nối chuyển giao công nghệ

3. Thuận lợi và khó khăn đối với ứng dụng KHCN chế biến gỗ 4. Kiến nghị về phát triển KHCN chế biến gỗ

I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNGKHCN TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ

1.1. Các loại hình công nghệ chế biến gỗ

- Công nghệ xẻ gỗ; - Công nghệ sấy gỗ;

- Công nghệ sản xuất các loại ván nhân tạo; - Công nghệ sản xuất các sản phẩm gỗ;

- Công nghệ sơn phủ bề mặt các sản phẩm gỗ; - Công nghệ hoàn thiện và đóng gói sản phẩm;

1.2. Đầu tư và ứng dụng công nghệ chế biến gỗ

Tùy theo yêu cầu của từng đối tượng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp (DN), trình độ áp dụng công nghệ của các đối tượng DN rất khác nhau.

- Có DN chỉ sản xuất gỗ xẻ; - Có DN sản xuất gỗ xẻ và sấy gỗ;

- Có DN sản xuất gỗ xẻ, sấy gỗ và sản xuất các sản phẩm gỗ; - Có DN chỉ chuyên sản xuất các loại ván nhân tạo;

- Có DN vừa sản xuất ván nhân tạo và sản xuất các sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo;

- Do đó việc lựa chọn công nghệ và áp dụng công nghệ cũng khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đều có loại hình công nghệ sản xuất riêng của sản phẩm đó như trình bày ở phần trên.

1.3. Trình độ áp dụng công nghệ

Hiện nay Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau với mức độ công nghệ cao thấp khác nhau.

- Các cơ sở chế biến nhỏ, các làng nghề gỗ: sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cấp thấp vẫn sử dụng công nghệ thủ công (đục, đẽo) cơ giới hóa và rất ít cơ sở đã có máy chép hình.

- Các DN vừa và nhỏ: Vừa áp dụng công nghệ cơ giới hóa + điện khí hóa kết hợp với 1 số thiết bị CNC

- Các DN lớn: Đã đầu tư công nghệ tự động hóa và số hóa.

1.4. Xuất xứ công nghệ và thiết bị chế biến gỗ

- Công nghệ thiết bị chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số ít các nước châu Âu.

- Công nghệ để sản xuất các loại ván MDF, ván ghép thanh, viên nén nhiên liệu phần lớn mua công nghệ và thiết bị của các nước châu Âu, Nhật.

- Công nghệ để sản xuất các loại đồ gỗ trong nhà, ngoài trời... chủ yếu mua công nghệ thiết bị của Đài Loan, Trung Quốc,..

- Công nghệ để sản xuất dăm mảnh, đồ gỗ mỹ nghệ,.. sử dụng 1 số thiết bị của Việt Nam sản xuất như máy băm dăm, băng tải và thiết bị phun dăm,... còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc.

1.5. Đầu tư đổi mới và máy móc thiết bị chế biến gỗ

Đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị trong ngành chế biến gỗ cũng đang ở thời điểm cần phải đổi mới. Có thể chia thành những phân đoạn chính như sau:

- Từ năm 1995 - 2005: Ngành chế biến gỗ chủ yếusử dụng máy móc phần lớn đã qua sử dụng nhập từ Đài Loan và sản xuất trong nước.

- Từ năm 2006 - đến nay: Máy móc nhập từ nhiều nước và vùng lãnh thổ khác nhau như Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Ý, Nhật,... Trong đó có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thế hệ mới, máy CNC,... Tuy nhiên, số doanh nghiệp này chưa nhiều, nhất là những doanh nghiệp có dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ sản xuất đồ nội, ngoại thất trong nước và xuất khẩu.

Với ngành thủ công mỹ nghệ còn khó hơn, tình hình hiện nay yêu cầu cácsản phẩm phải đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hơn của thị trường, giá cả phải cạnh tranh được với các sản phẩm khác, nhất là từ Trung Quốc. Việc đưa máy móc vào để thay thế sản xuất thủ công ở từng công đoạn cần thiết trong dây chuyền, nhằm nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với các DN trong ngành vẫn còn rất lúng túng.

Quản trị DN yếu kém đang là thách thức với các doanh nghiệp trong ngành. Tình trạng các DN loay hoay tự xoay sở, làm ăn một cách tự phát, không có bài bản rất phổ biến. Rất nhiều các DN ngồi chờ hợp đồng từ khách hàng tìm tới mình vào giao cho mình các đơn hàng sản xuất theo mẫu mã của họ. Những điểm yếu cơ bản này đã làm chậm đi rất nhiều các bước tiến của DN và làm yếu đi khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

1.6. Độ tươi của công nghệ (Thế hệ sản xuất công nghệ và thiết bị)

Độ tươi của công nghệ trong ngành chế biến gỗ được thể hiện thôngqua bảng sau:

Độ tuổi công nghệ Gỗ (%) Dưới 2 năm 7,8 Từ 2-5 năm 17,1 Từ 6-10 năm 42,6 Từ 11-20 năm 20,2 Trên 20 năm 3,1% Không rõ 9,3 Nguồn: VIFOREST tổng hợp

1.7. Công suất sử dụng máy móc thiết bị

Công suất sử dụng máy móc thiết bị trong ngành gỗ được thể hiện qua bảng sau:

Công suất sử dụng máy móc Gỗ (%)

Dưới 30% 5,4 Từ 30-50% 11,6 Từ 50-70% 35,7 Từ 70-90% 35,7 Từ 90-100% 11,6 Nguồn: VIFOREST tổng hợp 1.8. Mức độ tự động hóa

Mức độ tự động hóa trong ngành gỗ thấp, được đánh giá qua chỉ số sau:

Mức độ tựđộng hóa Tỷ lệ DN (%)

Chủ yếu điều khiển thủ công 27,4

Chủ yếu điều khiển cơ giới hóa 9,7

Chủ yếu được điều khiển theo chương trình bán tựđộng, máy vạn năng, chuyên dùng 24,9 Chủ yếu điều khiển theo chương trình tựđộng, chương trình cốđịnh 8,3 Chủ yếu được điều khiển theo chương trình tựđộng, chương trình linh hoạt 7,9 Có tất cả các loại trên 21,8

Tổng 100

Nguồn: VIFOREST tổng hợp

1.9. Nguồn cung công nghệ

- Nguồn cung từ các viện, trường: Thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đã xác định các Vvện, trường đã và đang cung ứng các nguồn cung công nghệ sau đây:

+ Công nghệ tạo giống cây lâm nghiệp với các giống cây mới có năng suất vượt trội, có chất lượng thân cây tốt, có tỷ trọng gỗ cao;

+ Công nghệ trồng rừng: Công nghệ xác định lập địa, công nghệ trồng rừng thâm canh, công nghệ chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành gỗ lớn, ứng dụng công nghệ phế phẩm vi sinh hỗn hợp cho cây trồng;

+ Công nghệ chế biến, bảo quản gỗ: Ứng dụng công nghệ biến tính gỗ tạo nguyên liệu gỗ có chất lượng cao để sản xuất các sản phẩm gỗ; nghiên cứu công nghệ chế biến gỗ uốn cong để tạo ra các chi tiết sản phẩm gỗ có chất lượng cao; công nghệ tạo vật liệu mới từ gỗ rừng trồng, công nghệ sản xuất ván LVL để sản xuất các loại ván nhân tạo, công nghệ bảo quản gỗ...

- Nguồn cung công nghệ từ DN và các tổ chức KHCN khác: Theo kết quả khảo sát của

VCCI (về xuất xứ công nghệ) được sử dụng tại DN, hiện nay các DN đang sử dụng công

nghệ sau năm 2005 tại các nước phát triển chiếm 39%. Các công nghệ được ứng dụng sau 2005 chỉ chiếm 14%. Số còn lại là công nghệ có nguồn gốc xuất xứ khác và công nghệ trong nước.

1.10. Hoạt động kết nối nguồn cung công nghệ

Đối với công nghệ gỗ Việt Nam, hoạt động kết nối nguồn cung công nghệ theo chuỗi sản xuất, gồm các hoạt động chủ yếu sau:

(1)Kết nối nguồn cung công nghệ giữa các DN FDI;

(2) Kết nối nguồn cung công nghệ giữa các nhà máy cung cấp máy móc thiết bị nguyên liệu phụ trợ với các DN;

(3)Kết nối nguồn cung công nghệ giữa khách hàng (chủ yếu là các đối tác nước ngoài) mua sản phẩm gỗ Việt Nam với các DN của Việt Nam;

(4)Kết nối nguồn cung công nghệ giữa các tổ chức KHCN ngoài nhà nước, phòng thí nghiệm tư nhân với các viện, trường và DN;

(5)Kết nối nguồn cung công nghệ các trường, viện và DN; (6)Kết nối nguồn công nghệ giữa DN với DN;

(7)Kết nối cung công nghệ từ nội bộ DN.

II. CÁC HÌNH THỨC TIẾP CẬN KẾT NỐI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Nhu cầu đổi mới công nghệ của các DN chế biến gỗ:

- Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, thể hiện qua các con số sau:

+ Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã hiện diện ở trên 120 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới; + Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 100 quốc gia trên thế giới;

+ Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định FTA thế hệ mới, trong đó có nhiều hiệp định có liên quan tới sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam như: Hiệp định CPTTP, EVFTA, VPA/FLEGT,...

- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đặt ra sự cấp thiết cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam phải đổi mới công nghệ;

- Nhà nước đặt ra yêu cầu kim ngạch xuất khẩu lâm sản phải tăng cao đến năm 2025 đạt được 20 tỷ USD;

- Ngành công nghiệp gỗ tập trung phần lớn là các DN vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề,... Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Theo đánh giá của VCCI, lao động trong ngành gỗ có lượng cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp chiếm từ 2-3%, công

nhân kỹ thuật từ 20-30% (thực tế con số này còn ít hơn); còn lại là lao động phổ thông. Nếu không có những bước đột phá trong sản xuất kinh doanh thì khó có được một đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do Covid 19 đã đẩy sức mua của khách hàng xuống thấp. Giá cả các sản phẩm xuất khẩu nói chung có dấu hiệu chững lại,trong những năm gần đây chi phí trong nước ngày càng tăng cao, cộng với sự cạnh tranh từ các nước trong khuvực hoặc từ Trung Quốc đã tạo ra áp lực không nhỏ lên mỗi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong đó có sản phẩm đồ gỗ. Vấn đề là phải có những giải pháp công nghệ tiến tiến, phù hợp với từng DN, nhằm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Đây là con đường đúng nhất cho mỗi DN nhằm tạo ra bước đột phá chiến lược. Có giải pháp công nghệ tốt phù hợp, từng DN sẽ giải quyết các vấn đề sau:

+ Nâng cao trình độ năng lực quản trị và tầm nhìn của ban lãnh đạo; + Tạo ra hàng hoạt lao động tay nghề cao;

+ Tăng cường và hợp lý hóa dây chuyển sản xuất theo hướng tối ưu; + Tái cấu trúc nhân lực hiệu quả;

+ Tạo bước đột phá trong khâu tiếp thị và thiết kế sản phẩm để tiếp cận trực tiếp vào hệ thống phân phối tại các thị trường mục tiêu.

Tác động vào khâu công nghệ, DN sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề đang tắc nghẽn, nhằm tạo ra bước đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khâu công nghệ là một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển DN.

- Đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho DN. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, vật liệu,.. từ đó dẫn đến giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI ỨNGDỤNG KHCN CHẾ BIẾN GỖ

3.1. Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước rất quan tâm về phát triển khoa học công nghệ, đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các DN áp dụng công nghệ mới.

- Bộ KHCN có quỹ đổi mới công nghệ - đây là 1 quỹ rất bổ ích với DN.

- Việt Nam đã ký nhiều hiệp định FTA thế hệ mới, như CPTPP, EVFTA và 1 số FTA khác. - Các quốc gia này có trình độ công nghệ chế biến gỗ rất tiên tiến và phát triển. Vì vậy tiếp cận các nguồn thông tin về công nghệ mới tiên tiến, hiện đại rất thuận lợi.

- Nguồn cung gỗ nhập khẩu từ các quốc gia này có sản lượng khai thác gỗ lớn, ổn định chất lượng gỗ cao, chứng minh được xuất xứ (C/O) đảm bảo gỗ hợp pháp.

- Các quốc gia này có trình độquản trị công nghệ rất cao và rất chuyên nghiệp.

- Trình độ công nghệ thông tin và các trung tâm dữ liệu về công nghệ rất đa dạng về chủng loại và sâu về khoa học,...

3.2. Khó khăn

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 144 - 149)