Nghiên cứu chọn lọc các dòng vô tính bạch đàn lai mớ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 41 - 45)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.6.Nghiên cứu chọn lọc các dòng vô tính bạch đàn lai mớ

Nhóm các loài bạch đàn cũng là một đối tượng trồng rừng chính ở nước ta. Trong những năm trước đây do sử dụng giống và kỹ thuật trồng rừng không phù hợp nên năng suất và chất lượng rừng trồng bạch đàn rất thấp, bị bệnh nhiều dẫn đến người dân quay lưng với cây bạch đàn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhu cầu trồng rừng bạch đàn đã bắt đầu tăng mạnh trở lại, đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc. Nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng bạch đàn, nghiên cứu lai giống giữa Bạch đàn uro với Bạch đàn pellita và các giống bạch đàn khác đã được thực hiện. Kết quả là đã tạo ra hàng chục tổ hợp lai giữa các giống bạch đàn này. Các tổ hợp lai mới có sinh trưởng vượt trội từ 20 đến 50% so với các giống bố mẹ cũng như các giống đối chứng U6, PN14 trên các lập địa ở Ba Vì (Hà Nội), Nam Đàn (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị) và Bầu Bàng (Bình Dương) (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010). Từ kết quả khảo nghiệm các tổ hợp lai, Viện đã tiến hành chọn lọc các cá thể lai tốt nhất trong các khảo nghiệm giống lai và khảo nghiệm dòng vô tính nhằm chọn lọc ra những dòng vô tính có sinh trưởng tốt nhất cho trồng rừng. Kết quả khảo nghiệm giống lai UP và PB tại Yên Thế, Bắc Giang và Hàm Thuận Nam, Bình Thuận được trình bày tại bảng 6.

Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm các dòng Bạch đàn lai UP và PB tại Yên Thế, Bắc Giang và Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Yên Thế, Bắc Giang (3/2011 - 4/2015) Hàm Thuận Nam, Bình Thuận (8/2011 - 12/2014) Dòng D1,3 (cm) Hvn (m) V (m/cây) Năng suất (m/ha/năm) Dòng D1,3 (cm) Hvn (m) (m/cây) V Năng suất (m/ha/năm) UP164 11,5 15,4 0,0816 33,0 C9 13,2 14,4 0,1053 42,4 UP138 11,6 14,6 0,0799 29,0 PB7 11,5 14,3 0.0753 38,5 UP171 11,5 14,8 0,0785 29,3 PB48 11,9 15,1 0.0823 37,8 UP223 11,6 14,3 0,0782 32,5 UP68BB 13 14,3 0.0963 36,6 UP180 11,4 14,9 0,0774 28,9 UP69BB 12,4 15 0.0896 36,3 UP219 11,2 14,8 0,0767 28,6 PB55 11,1 15,2 0.0756 35,6 UP218 11,0 14,7 0,0740 20,0 UP75BB 11,5 13,3 0.0744 35,5 UP239 11,0 15,1 0,0740 26,9 UP71BB 12,1 14,3 0.0856 30,2 UP190 11,1 14,9 0,0740 28,4 C55 11,9 14,5 0.0869 29,6 UP238 10,8 14,8 0,0693 25,9 U6 11,1 13,6 0.068 29,5 ... ... ... ... ... UP50BB 11,3 14,8 0.0743 27,4 UP274 8,9 13,7 0,0434 17,6 UP56BB 10,5 13 0.0668 25,6 UP173 8,8 13,3 0,0422 15,3 C159 10,8 13,2 0.0623 25,3 UP167 8,4 13,5 0,0392 13,4 . . . . . PN14 7,3 11,9 0,0253 10,0 P19 9,3 12,4 0.0436 5,6 U6 6,6 10,7 0,0206 7,1 PB29 8,7 9,3 0.0267 5,6 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 <0,001

(Nguồn: Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2015; Nguyễn Đức Kiên và cộng sự, 2015).

Kết quả đánh giá sinh trưởng của các dòng vô tính bạch đàn lai tại Yên Thế, Bắc Giang ở giai đoạn 4 tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (Fpr<0,001). Đường kính thân cây trung bình toàn thí nghiệm là 10,0 cm, chiều cao và thể tích tương ứng là 14,1m và 0,0585 m/cây, tương đương với lượng tăng trưởng đường kính, chiều cao và thể tích hàng năm là 2,5 cm, 3,5 m và 0,015 m/cây. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các công thức đối chứng có sinh trưởng kém trong thí nghiệm, trong đó dòng PN14 và U6 là dòng được công nhận giống và được gây trồng nhiều có sinh trưởng kém nhất với thể tích thân cây chỉ đạt 0,020 - 0,025 m/cây. Căn cứ vào khoảng sai dị đảm bảo về chỉ tiêu thể tích để phân nhóm các dòng vô tính thì nhóm có thể tích thân cây cao nhất có đến 12 dòng. Tuy nhiên trong số 12 dòng này có thể phân thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm 1 gồm 2 dòng UP164 và UP223 có năng suất từ 32,5 đến 33 m/ha/năm

- Nhóm 2 gồm các dòng UP171, UP180, UP219, UP190, UP153 và UP236 có năng suất từ

27,7 đến 29,3 m/ha/năm.

- Nhóm 3 gồm các dòng UP238 và UP239 có năng suất từ 25,9 đến 26,9 m/ha/năm.

Từ kết quả khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai tại Bắc giang, năm 2015 Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống và đã công nhận được 07 giống là giống tiến bộ kỹ thuật gồm: UP153, UP164, UP171, UP180, UP190, UP223 và UP236.

Hình 3.Dòng PB7 (trái) và PB48 (phải) 4 năm tuổi tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận đạt năng suất 38 m/ha/năm (Ảnh: Nguyễn Đức Kiên)

Tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, kết quả đánh giá ở giai đoạn 40 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rất rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các dòng vô tính. Có thể thấy dòng C9 là giống được công nhận TBKT vẫn duy trì khả năng sinh trưởng cao nhất. Hầu hết các dòng đối chứng đều có sinh trưởng trong nhóm tốt đến trung bình. Từ kết quả đánh giá khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, năm 2015 Viện đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống và đã công nhận được 06 giống bạch đàn lai mới là giống tiến bộ kỹ thuật gồm các giống: PB7, PB48, PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB. Đây là các giống có năng suất cao và chất lượng tốt đáp ứng cho trồng rừng sản xuất.

Khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai tại Cà Mau

Tham gia khảo nghiệm ở Kinh Đứng Cà Mau bao gồm 26 dòng bạch đàn lai và 2 giống đối chứng là UE3 và PN3d. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 3tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các dòng vô tính. Trong đó, dòng bạch đàn lai là TU104 và UG24 có sinh trưởng nhanh nhất với tăng trưởng bình quân về đường kính đạt 5 cm/năm, năng suất đạt 40,7 m/ha/năm và 33,9 m/ha/năm; tiếp đến là các dòng bạch đàn lai là UC61, CU98, CU82, UG55, UC51, TP12, TP13, TP28, CU52, CP2 US53, TU10, UU55, UT64 có tăng tăng bình quân đường kính đạt trên 4 cm với năng suất đạt tương ứng từ 27,5 - 41,0 m/ha/năm, trong khi đó dòng đối chứng PN3d chỉ đạt 21,6 m/ha/năm. Như vậy, có 17 dòng lai có sinh trưởng nhanh, năng suất vượt giống đối chứng PN3d từ 27% đến 123%. Từ kết quả đánh giá khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai tại Kinh Đứng, Cà Mau, năm 2015 Viện đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôncông nhận giống và đã công nhận được 3 giống quốc gia là UG24, CU98, CU82 và 3 giống tiến bộ kỹ thuật là UG55, TU104, TP12 cho vùng Cà Mau và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.

Bảng 7.Sinh trưởng bạch đàn lai tuổi 3 tại Kinh Đứng, Cà Mau (8/2012-9/2015)

STT Tên dòng D1,3 (cm) Hvn (m)

Thể tích thân cây

(dm/cây) Năng suất (m/ha/năm) 1.250 cây/ha Tỷ lệ sống (%) TB V% TB V% TB V% 1 CU98 13,8 15,3 14,1 12,6 112,8 7,0 44,1 93,8 2 UC61 13,8 20,0 13,5 14,8 123,0 7,0 43,2 84,4 3 TU104 14,9 12,0 14,8 7,1 136,0 5,7 40,7 71,9 4 CU82 13,8 9,8 14,4 6,5 111,8 6,3 37,8 81,3 5 UUU63 12,6 15,3 13,3 11,8 90,1 8,2 35,2 93,8 6 TP12 13,3 8,7 13,8 8,4 98,9 6,6 34,8 84,4 7 CP2 12,3 14,5 13,5 10,9 86,2 8,4 34,8 96,9 8 UG24 15,0 7,8 15,4 5,6 144,5 4,4 33,9 56,3 9 UG55 13,3 13,1 14,3 5,8 105,4 7,0 31,6 71,9 10 TP28 12,9 15,3 13,7 9,6 94,0 7,9 30,6 78,1 11 UT64 12,3 6,7 13,5 3,5 82,6 6,9 30,1 87,5 12 TP13 13,1 12,4 13,6 10,6 97,8 7,5 29,3 71,9 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 27 UT89 9,9 14,8 12 15,5 51 12,6 14,6 68,8 25 PN3d 10,9 14,9 13,3 10,2 64,8 10,8 21,6 18,8 TB 12,4 13,3 87,9 27,2 74,1 Fpr <0,001 <0,001 <0,001 Lsd 1,92 1,67 34,99

(Nguyễn Việt Cường và cộng sự, 2015).

Hình 4.Dòng CU98 (trái) và Dòng UG24 (phải) 3 năm tuổi tại Kinh Đứng, Cà Mau đạt năng suất 44,1 m/ha/năm và 33,9 m/ha/năm (Ảnh: Nguyễn Việt Cường)

Kết quả khảo nghiệm giống Bạch đàn uro của Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy

Trong giai đoạn 2011 - 2020, bên cạnh các nghiên cứu chọn giống bạch đàn do Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệptiến hành thì Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấythuộc Tổng công ty Giấy cũng đã có những nghiên cứu chọn giống Bạch đàn uro phục vụ trồng rừng nguyên liệu và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 5 giống Bạch đàn gồm CT3, CTIV, PN54, PN108 và PN24 là giống tiến bộ kỹ thuật. Dưới đây là kết quả khảo nghiệm một số giống này trên một số lập địa.

Bảng 8.Kết quả khảo nghiệm một số giống Bạch đàn tại Lạng Sơn và Phú Thọ ở giai đoạn 7 năm tuổi

Hữu Lũng, Lạng Sơn Tiên Kiên, Phú Thọ

Giống Bạch đàn (cm) D1,3 Hvn (m) Vc (m) M (m/ha) Giống Bạch đàn (cm) D1,3 Hvn (m) Vc (m) M (m/ha) PN54 14,8 18,3 0,186 165,4 PN108 14,9 21,0 0,213 186,8 PN108 15,0 17,7 0,186 142,6 PN24 12,6 19,7 0,148 182,5 PN14 14,0 17,7 0,163 139,5 PN14 13,1 18,3 0,145 174,0 PN21 14,5 18,3 0,176 113,3 PN54 12,6 19,5 0,151 153,6 PN116 12,9 19,7 0,147 107,8 PN116 10,4 18,5 0,092 113,4 PN24 16,0 18,3 0,214 99,8 Sig *** *** *** *** Sig *** *** *** *** ***: sai khác có Fpr < 0.001

(Nguồn: Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, 2015).

Kết quả đánh giá ở giai đoạn 7 năm tuổi tại Tiên Kiên và Hữu Lũng cho thấy các dòng PN54, PN108 và PN24 có sinh trưởng vượt trội so với giống PN14 và PN116 là những giống đã được công nhận giai đoạn trước. Các giống này đạt năng suất từ 20 đến 27 m/ha/năm đồng thời có tỷ lệ cây có sức sống tốt, thân thẳng và cành nhỏ trên 90% (Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, 2015).

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 41 - 45)