NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 122 - 125)

Công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất giống của các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chưa thường xuyên, liên tục. Còn nhiều hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh giống nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh, chưatuân thủ quy định về quản lý giống, nên vẫn còn tình trạng trồng rừng với giống không rõ nguồn gốc.

Việc nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới, có năng suất cao và ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án vào thực tế sản xuất chưa được nhiều. Việc ứng dụng KHCN để xây dựng, phát triển mô hình các loại lâm sản ngoài gỗ chưa tạo được hiệu quả rõ rệt, chưa được duy trì nhân rộng và phát triển một cách bền vững.

Việc chuyển đổi tập quán, kỹ thuật canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp ở một số nơi, nhất là vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; dẫn đến hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác phần lớn nông dân sống trong khu vực nông thôn miền núi nơi có nhiều rừng, đất rừng thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động chủ yếu là giản đơn trong khi đó chu kỳ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp dài, đòi hỏi phải có vốn, có kỹ thuật tổng hợp cũng là tác nhân hạn chế đến kinh tế lâm nghiệp.

Các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh nhiều nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, với mô hình chủ đạo sản xuất kiểu hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ yếu là các xưởng xẻ, bóc, dăm; sản phẩm chế

biến chủ yếu là: Giấy, bột giấy, dăm mảnh, ván bóc, ván xẻ, đồ mộc gia dụng, ván thanh. Sản phẩm sau chế biến được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần được xuất sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Trong chế biến thiếu nguồn nguyên liệu gỗ lớn phục vụ cho sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nội thất, sản phẩm ván nhân tạo, ván ép MDF, HDF.

IV. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆTRONG PHÁT TRIỂN

LÂM NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI

Với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng 8,4%/năm, quản lý và phát triển bền vững vốn rừng, các hoạt động KHCN lĩnh vực lâm nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, ưu tiên một số lĩnh vực: Giống, công nghệ sinh học,chế biến gỗ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về tầm quan trọng của việc ứng dụng KHCN trong phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là chất lượng giống cây trồng, các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng. Đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế.

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, triển khai các đề tài, dự án, xây dựng các mô hình phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng KHCN, áp dụng các kết quả nghiên cứu KHCN vào phát triển sản xuấtlâm nghiệp, trong đó chú trọng công nghệ sinh học, chọn tạo nhân giống cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lâm nghiệp, có hiệu quả đã được khẳng định. Phát triển nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các chủ rừng, hỗ trợ nông dân tiếp cận các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý sản xuất và thông tin thị trường.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng, quản lý rừng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ đủ về số lượng, có trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, phục vụ các chương trình, đề án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tranh thủ đưa những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH THANH HÓA Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa

TÓM TẮT

Diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Thanh hóa là 647.677,1 ha (chiếm 58,2%). Đến năm 2019, tổng diện rừng hiện có là 641.893,7 ha (tỷ lệ che phủlà 53,4%), trong đó diện tích có rừng tự nhiên 393.364,6 ha, diện tích có rừng trồng 248.529,1 ha. Khoa học công nghệđang được ứng dụng trong quản lý và phát triển lâm nghiệp, bao gồm tuyển chọn và nhân giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, phát triển rừng trồng gỗ lớn, theo dõi và cảnh báo cháy rừng, công nghệ viễn thám trong theo dõi diễn biến rừng, chế biến gỗ và lâm sản, v.v... Ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp đã mang lại những kết quả đáng kểtrong nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và quản lý rừng. Đến nay, diện tích rừng gỗ lớn là 50.500 ha; xây dựng được 15 nguồn giống và tuyển chọn được 5.000 cây trội của 12 loài cây lâm nghiệp; sản lượng khai thác gỗ giai đoạn 2011-2019 là 3.358 nghìn m (trên 99% là gỗ rừng trồng và cây phân tán); có 350 cơ sở kinh doanh chế biến gỗvà 650 cơ sở sản xuất là hợp tác xã, hộgia đình đầu tư sản xuất chế biến gỗ, tre luồng. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trịgia tăng, chưa tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững; đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo và năng lực của đội ngũ cán bộchưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và của doanh nghiệp. Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Các ưu tiên cho phát triển rừng trồng gồm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô - hom trong tuyển chọn và nhân giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao; ứng dụng cơ giới hóa trong trồng và khai thác rừng; phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ và dược liệu; ứng dụng công nghệ chế biến gỗ và lâm sản tiên tiến và các công nghệ trong giám sát và quản lý rừng.

Application of Science and Technology to Forestry Development in Thanh Hoa province

Department of Agriculture and Rural Development, Thanh Hoa province

Total land area planned for forestry in Thanh Hoa province is 647,677.1 ha (accounting for 58.2% of its total land area). As of 2019, total existing forest area is 641,893.7 ha (or forest cover is 53.4%), of which natural forests area is 393,364.6 ha and planted forest area is 248,529.1 ha. Science and technology are being applied in several areas of forest management and development in Thanh Hoa such as selection and propagation of high-quality germplasm and seedlings production, large timber plantations development, monitoring and warning of forest fires, remote sensing technology in forest monitoring, wood and forest product processing, etc. The application of science and technology in forestry has brought about significant results in improving productivity, quality of planted forests and forest management. Up to now, the area of large timber plantations is 50,500 ha; developed 15 seed sources and selected 5,000 dominant trees of 12 forestry tree species; timber production for period of 2011-2019 is 3,358 thousand m (over 99% is from plantations and trees outside forests); 350 wood processing businesses and 650 production facilities are cooperatives and households investing in wood and bamboo production. However, the application of science and technology in forestry is still slow and asynchronous that has yet created a breakthrough to improve added value and a solid basis for restructuring production structure towards efficiency and sustainability; investments in scientific research and technology transfer, staff training and capacity development are behind the demand and business needs. In the coming years, it is necessary to continue researching and applying science and technology in forest management and development, especially production forests. Priorities for plantation development include research and application of cutting and tissue technology in selection and propagation of high-quality and high yield germplasms and seedlings; machinery-based application in forest planting and harvesting; developing non-timber forest products and medicinal plants; application of advanced wood and forest product processing technologies and technologies in forest monitoring and management.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)