MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 5.1 Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 131 - 134)

5.1. Giải pháp về vốn

Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, bao gồm vốn đầu tư trong nước (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân,...); vốn đầu tư nước ngoài (các dự án ADB, JICA, WB, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ...).

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước bao gồm vốn ngân sách (địa phương và Trung ương), vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, tín dụng đầu tư của Nhà nước và các dự án đầu tư của Trung ương trên địa bàn...

- Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư

+ Vốn doanh nghiệp:Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các nhà đầu tư có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các lợi thế của vùng...để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

+ Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng cho sản xuất, chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tàisản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:Tiếp tục bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư ở ngoài nước, kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức, đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Xác định danh mục dự án cần sử dụng nguồn vốn ODA theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch trung hạn, dài hạn. Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế.

5.2. Giải pháp về nguồn lực

- Về nguồn nhân lực

+ Lựa chọn và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là lao động nông thôn, đủ điều kiện hợp đồng lao động với các doanh nghiệp.

+ Xây dựng đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực lâm nghiệp, đối với từng sản phẩm lâm nghiệp tỉnh có lợi thế.

+ Khuyến khích các trường đại học tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng giao trực tiếp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ưu tiên tạo ra sản phẩm, quy trình công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực.

- Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục rà soát, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tỉnh có tiềm năng, lợi thế.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất lâm nghiệp: Hoàn thiện hệ thống giao thông các vùng sản xuất tập trung và hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

5.3. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học, công nghệ

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp như: GIS, viễn thám, điện tử. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong trồng rừng, đặc biệt là khai thác rừng trồng. Tập trung hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển dược liệu gắn với bảo vệ rừng bền vững.

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô, hom để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp

mới có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt. Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất lượng chế biến lâm sản: Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ,... gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh.

5.4. Giải pháp về đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành liên doanh, liênkết trong sản xuất trong sản xuất

- Phát triển HTX sản xuất kiểu mới để đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp.

- Linh hoạt trong việc huy động, sử dụng nguồn lực cho HTX và tổ hợp tác hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau: Tư liệu sản xuất từ đất đai do thuê, chuyển nhượng hoặc các thành viên góp đất; nguồn lao động từ các thành viên HTX hoặc tổ hợp tác; chương trình hỗ trợcủa Nhà nước, các tổ chức khác hoặc kêu gọi của các Nhà đầu tư vào liên kết sản xuất và huy động sử dụng nguồn vốn tự có của xã viên.

5.5. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại

- Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản trong nước và từng bước xuất khẩu.

- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản để tạo thị trường đầu ra ổn định, gia tăng giá trị cho sản phẩm lâm nghiệp.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp... để đảm bảo quyền pháp lý cho thương hiệu, sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu, cung cấp cho thị trường những sản phẩm lâm nghiệp có chất lượng và giá trị cao.

ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM (VINAPACO) TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM (VINAPACO)

Nguyễn Việt Đức, Mạc Mạnh Đang - Tổng công ty Giấy Việt Nam TÓM TẮT

Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh đa ngành, trong đó có trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột giấy. VINAPACO có 15 công ty Lâm nghiệp thành viên hoạt động tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Kon Tum. Tổng diện tích đất Lâm nghiệp mà VINAPACO được giao quản lý là 45.767,32 ha, trong đó diện tích đất rừng trồng là 32.317,89 ha. VINAPACO đã được tổ chức Smart Woods cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho 26.728,16 ha rừng trồng. Mỗi năm VINAPACO trồng khoảng 2.000 - 2.500 ha rừng nguyên liệu giấy với 2 loài cây chủđạo là keo và bạch đàn với sản lượng bình quân từ 70 - 80 m/ha. Trong hai năm gần đây hợp tác với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, VINAPACO đã áp dụng các quy chế quản lý mới, bổ sung các giống mới là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật, đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng trồng của Tổng công ty. Kết quảđã giúp Tổng công ty quản lý chặt chẽ và hiệu quảhơn trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, giảm bớt nhiều khâu kỹ thuật không cần thiết, giảm từ 10 - 15% giá trịđầu tư so với quy trình cũ, tăng hiệu quả sự dụng vốn đối với các Dự án trồng rừng, mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Application of science and technology to development of planted forests in Vietnam Paper Corporation (VINAPACO)

Nguyen Viet Duc and Mac Manh Dang, Vietnam Paper Corporation

SUMMARY

Vietnam Paper Corporation (VINAPACO) is a state-owned enterprise with diversified business lines, including afforestation, wood processing, and pulp and paper production. VINAPACO has 15 member forestry companies operating in Ha Giang, Tuyen Quang, Phu Tho, Vinh Phuc and Kon Tum provinces. Currently, VINAPACO manages 45,767.32 hectares, of which the planted forest land area is 32,317.89 hectares. VINAPACO has been granted a Certificate of Sustainable Forest Management (FSC) by Smart Woods to 26,728.16 ha of planation forests. Each year, VINAPACO plants about 2,000 - 2,500 ha of paper material plantation, with two main species of acacia and eucalyptus, and the average yield is about 70-80 m/ha. In the last two years in cooperation with the Vietnamese Academy of Forest Sciences, VINAPACO has applied new management regulations, added new national and advanced varieties, and also applied technical advances of silviculture to develop the Corporation's plantation forests. As a result, it has helped the Corporation to manage more closely and effectively the production progress, reducing many unnecessary technical stages, reducing 10-15% of the investment value compared to the old procedure, increasing effective use of capital for afforestation projects, bringing clear efficiency in the management as well as production and business activities for VINAPACO.

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay là Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu; cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: 12 phòng ban chức năng; 7 đơnvị sản xuất và dịch vụ; 21 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 01 đơn vị sự nghiệp khoa học; 01 công ty con do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ và 7 công ty liên kết.

Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh đa ngành: Trồng rừng, chế biến gỗ; sản xuất giấy, bột giấy; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giấy in,

giấy viết, giấy tissue, giấy bao bì, văn phòng phẩm, hóa chất, điện; nghiên cứu khoa học và công nghệ; xuất khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc vật tư ngành giấy; kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn.

Bên cạnh mục tiêu sản xuất kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao, Tổng công ty Giấy Việt Nam luôn duy trì thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, người lao động. Đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường, coi đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.

Với hệ thống công nghệ hiện đại, ưu thế vượt trội về chế biến giấy và bột giấy, cùng với chiến lược đầu tư mở rộng, phát triển toàn diện, VINAPACO đã khẳng định được vị thế ngày càng vững chắc trong ngành công nghiệp giấy Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Đối với lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp: Tổng công ty Giấy Việt Nam có 15 công ty lâm nghiệp đặt tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và 01 công ty Nguyên liệu giấy miền Nam tại tỉnh Kon Tum. Tổng diện tích trồng rừng lập phương án sử dụng đất dự kiến khoảng 32.317,89 ha; Diện tích đất trồng rừng này cung cấp gỗ nguyên liệu cho quá trình sản xuất của Tổng công ty liên hoàn từ khâu trồng rừng gỗ nguyên liệu đến công nghiệp chế biến giấy, chế biến gỗ và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn diện tích rừng trồng của Tổng công ty đã được tổ chức Smart Woods cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững hiện nay là 26.728,16 ha.

Mỗi năm Tổng công ty giấy trồng rừng khoảng từ 2.000 - 2.500 ha rừng trồng nguyên liệu giấy với 2 loài cây chủ đạo là keo và bạch đàn. Diện tích khai thác rừng tương ứng với diện tích trồng rừng hàng năm, năng suất rừng đạt sản lượng bình quân từ 70 - 80 m/ha.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 131 - 134)