Bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 60)

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.2.4.Bảo vệ rừng

7 Dự án nông thôn miền núi 4 8 Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng

2.2.4.Bảo vệ rừng

Xác định được thành phần các loài sâu, bệnh hại, đặc điểm sinh học của sâu và biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cho nhiều loài cây trồng ở các vùng sinh thái (một số loài keo, thông, bạch đàn, Quế...). Xác định được thành phần loài và đặc điểm sinh học của sâu, bệnh hại lá, quả Sơn tra tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc. Nghiên cứu xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái của nấm

Ceratocystismanginecansvà biện pháp phòng trừ bệnh chết héo trên keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng bằng thuốc hóa học, sinh học và biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái loài Sâu rómthông và Sâu róm 4 túm lông; mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai; xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị sâu đục ngọn của Lát hoa.

Phân lập và tuyển chọn được nhiều chủng giống vi sinh vật (VSV) để sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ trồng rừng và phòng cháy chữa cháy rừng như: chủng VSV phân giải xenlulo có hoạt tính sinh học cao; bộ chủng giống VSV đối kháng với nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn do nấm; bộ chủng giống VSV phân giải lân; các chủng giống nấm dược liệu. Tạo được chế phẩm sinh học phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng, gồm hỗn hợp vi sinh vật phân giải xenlulo và vi sinh vật sinh màng nhầy Polysacarit có khả năng phân hủy được 70% vật liệu cháydưới tán rừng thông và tăng 10% độ ẩm của vật liệu cháy dưới tán rừng trước mùa khô, an toàn và thân thiện với môi trường.

Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận TBKT về quy trình sản xuất và ứng dụng chế

phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén MF1 áp dụng cho cây thông và MF2 áp dụng cho cây bạch đàn vùng đất nghèo dinh dưỡng; quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitrovà sản xuất chế phẩm AM; Quy trình sản xuất chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (A. mycorrhiza) in vitrodạng bột cho cây lâm nghiệp nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng rừng cho một số loài cây.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 60)