Về nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 61 - 62)

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.4.1.Về nghiên cứu

7 Dự án nông thôn miền núi 4 8 Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng

2.4.1.Về nghiên cứu

- Đối với rừng trồng: Các nghiên cứu chủ yếu tập trung nâng cao năng suất mà ít chú trọng tới nâng cao chất lượng gỗ, đặc biệt là gỗ đủ tiêu chuẩn đóng đồ mộc xuất khẩu thay thế một số loại gỗ nhập khẩu. Các kết quả nghiên cứu trồng cây bản địa cung cấp gỗ lớnhoặc LSNG chưa thực sự đạt được kết quả nổi bật, dochưa được quan tâm đúng mức và gặp nhiều khó khăn về hiện trường, mới chỉ dừng lại ở khâu kỹ thuật gây trồng rừng (4 - 5 năm), chưa ra các sản phẩm từ rừng hoặc công nhận giống. Do đó, ít có giống và TBKT được công nhận cho nhóm các loài cây bảnđịa.

- Đối với rừng tự nhiên: Nghiên cứu cơ sở lâm học cho phục hồi và quản lý bền vững rừng tự nhiên ít được quan tâm trong giai đoạn gần đây. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy, trên 70% diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam là rừng nghèo và nghèo kiệt, đặc biệt là đối với 3,95 triệu ha rừng phòng hộ và 4,26 triệu ha rừng sản xuất. Đối với rừng tự nhiên phòng hộ, chủ yếu đang được khoanh nuôi bảo vệ mà chưa có các giải pháp tác động lâm sinh nhằm làm tăng khả năng phòng hộ kết hợp đem lại nguồn thu từ rừng cho chủ rừng. Đối với rừng tự nhiên sản xuất, 3/4 diện tích được giao cho chủ rừng là cộng đồng dân cư và hộ gia đình. Với năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, hầu hết những diện tích này chưa được áp dụng các biện pháp lâm sinh gì để gia tăng vốn rừng và có thể đem lại hiệu quả về kinh tế. Thậm chí ở một số nơi, rừng còn chuyển đổi trái phép sang rừng trồng hoặc khai thác lâm sản trái phép làm cho rừng càng trở nên nghèo hơn. Tương tự như vậy, diện tích rừng tự nhiên sản xuất đang quản lý bởi các doanh nghiệp và tổ chức cũng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi tự nhiên là chính. Do không đem lại nguồn lợi gì trừ một số kinh phí ít ỏi cho bảo vệ rừng, rừng tự nhiên sản xuất đang còn là gánh nặng cho chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ.

Việt Nam là nước tiên phong trong thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đến nay qua 10 năm thực hiện, mặc dù đã đem lại nhiều kết quả rất đáng kể, nhưng một số tồn tại, hạn chế cần được giải quyết để mang lại hiệu quả lớn hơn, như việc áp dụng hệ số K không phù hợp, cơ sở khoa học để xác định đúng đắn giá trị môi trường rừng, từ đó khuyến khích phát triển rừng.

Chính phủ đang quyết liệt thực hiện QLRBV. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cơsở khoa học cho QLRBV bao gồm cảbảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, môi trường, sinh thái, nguồn nước và nhiều giá trị khác từ rừngtự nhiên còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 61 - 62)