VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SINH

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 53 - 55)

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SINH

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

Viện Nghiên cứu Lâm sinh TÓM TẮT

Trong giai đoạn 2011-2020, nhờ có nhiều chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành lâm nghiệp và nhiều chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia, có gần 100 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và khuyến lâm lĩnh vực lâm sinh đã và đang được triển khai, tập trung chủ yếu vào gây trồng các loài cây đa tác dụng, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ ven biển và phòng trừ sâu bệnh hại một số loài cây trồng chủ yếu. Các kết quả nghiên cứu chính đạt được trong giai đoạn này bao gồm cơ sở khoa học và hướng dẫn kỹ thuật trồng các loài cây đa tác dụng như Quế, Cóc hành, Bời lời, Trôm, Óc chó, Ươi, Xoay, Vù hương; cây lâm sản ngoài gỗ như Lai, Mắc ca, Sâm lai châu, Tam thất hoang, Sở, Sơn tra, Thảo quả, Chè hoa vàng, Tơm T’rưng, Huyết đằng lông, Bương lông, Tre ngọt, Lùng; cây gỗ lớn bản địa như Vối thuốc, Gáo trắng, Gáo vàng, Sồi phảng, Xoan nhừ, Xoan đào, Sa mộc, Huỷnh, Thanh thất, Chiêu liêu, Dẻđỏ, Bời lời vàng, Lát hoa, Sấu tía... Xác định được cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật tổng hợp trồng lại rừng sau khai thác keo và bạch đàn; trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn keo và bạch đàn. Xác định được cơ sở khoa học và hướng dẫn kỹ thuật tổng hợp trồng một số loài cây rừng ngập mặn như Đâng, Mắm biển, Vẹt bông đỏ, Đưng, Sú đỏ, Dà vôi, Bần trắng và Bần không cánh. Xác định được cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật phòng trừ mọt đục thân và bệnh chết héo và mục ruột các loài keo; Sâu róm và sâu đục nõn thông; Sâu bệnh hại cây Quế; Chế tạo được một số chế phẩm sinh học cho cây lâm nghiệp. Xây dựng được 6 TCVN liên quan đến chuyển hóa rừng gỗ lớn và yêu cầu lập địa một số loài cây trồng chủ lực; xây dựng được bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững.

Các kết quả chuyển giao chủ yếu là thông qua các dự án nông thôn miền núi, sản xuất thử nghiệm và khuyến lâm, nhờđó, đã cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng được hàng nghìn ha mô hình trình diễn trồng rừng sản xuất gỗ lớn các loài Keo tai tượng, keo lai, Keo lá tràm, Thông caribea; hàng trăm ha các loài cây lâm sản ngoài gỗnhư Quế, Bời lời đỏ, Mắc ca; hàng trăm ha rừng chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Một số tồn tại, hạn chế về nghiên cứu lâm sinh trong giai đoạn này như ít các nghiên cứu về rừng tự nhiên; Chưa chú trọng tới nghiên cứu nâng cao chất lượng rừng và gỗ; Chưa có nhiều các tiến bộ kỹ thuật cho nhóm loài cây bản địa; Công tác chuyển giao còn dựa nhiều vào nhiệm vụ đặt hàng như sản xuất thử nghiệm và khuyến nông mà chưa thực hiện tốt công tác chuyển giao thông qua dịch vụtư vấn. Vì vậy, một số định hướng nghiên cứu và chuyển giao trong giai đoạn tới 2021-2030 như nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp một cách bền vững thông qua tiếp tục nghiên cứu nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng cung cấp gỗ và LSNG; nâng cao giá trị sản xuất tổng hợp từ rừng tự nhiên; đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; và đẩy mạnh chuyển giao khoahọc và công nghệ vào sản xuất.

Results of Science Research and Technology Transfer in Silviculture Field for the Period of 2011-2020, Orientation to 2030

Silviculture Research Institute

In the period 2011-2020, thanks to a serries of Government policies to promote the sustainable development of the forestry sector and national science and technology programs, nearly one hundred research and development project in silviculture areahave been being implemented, focusing mainly on planting multi-purpose tree species, saw-log production forests, coastal protection forests and preventing pests and diseases for some major tree species. The main research results achieved during this period include

the scientific basis and technical guidance on planting multi-purpose plants such as Cinnamomum cassia,

cochinchinense, Cinnamomum balansae; some NTFPs such as Aleurites moluccanus, Macadamia, Panax vietnamensis, panax spp, camellia ssp, Crataegus cuneara, Amomum tsaoko... and some bamboo species;

indigenous large timber trees such as Schima wallichii, Neolamarckia, Lithocarpus fissus, Choerospondias

axillaris, Prunus arborea, Cunninghamia lanceolata, Tarrietia javanica, Ailanthus triphysa, Terminalia chebula, Lithocarpus ducampii, Chukrasia tabularis, Sandoricum indicum... Identified scientific basis and silvicultural guidelines for management of multi-rotation Acacia and Eucalyptus plantation; planting and thinning for saw-log production of acacia and eucalypt plantation. Identified scientific basis and silvicultural

guidelines for planting of some mangrove species such as Rhizophora stylosa, Avicennia marina, Bruguiera

gymnorrhiza, Rhizophora mucronata, Ceriops tagal, Sonneratia alba and Sonneratia apetala. Identified scientific basis and technical guidelines to prevent stem borers, ceratocystis and heart-rot diseases of Acacia species; Pine pests and shoot borers; Pests and diseases of Cinnamon trees; Production of some bio- microorganism products for forestry trees. Six national standards (TCVN) have been developed relating to the saw-log production planting techniques and the site requirements of some major tree species; The national standards for sustainable forest management has been developed.

The results of the silviculture technology transfering are mainly through the pilot production and forestry extension project. Thousand hectares of demonstration models of saw-log production plantation of Acacia mangium, Acacia hybrid, A. auriculiformis, Pinus caribea have been established through providing quality certified seedling and technical training; hundred hectares of non-timber forest

product plantations such as Cinnamon, Litsea glutinosa and Macadamia; hundred hectares of saw-log

production plantation of acacia species.

Some shortcomings and limitations on silvicultural research in this period such as research on natural forests was neglected. Research on improving the quality of forests and timber were not a priority. The achievement of research results from the indegenous tree species was limited. The silviculture technology transfer relied mainly on extension project funded by gowvernment budget, but very limited through consultancy services. Therefore, in the period 2021-2030, priorities in silviculture R&D aiming for increasing the value of forestry production in a sustainable way should be through continuing research to improve the productivity and quality of timber and NTFPs forest plantation; improve the multiple value from natural forests; promote sustainable forest management and forest certification; and promote the transfer of silviculture technology into practices.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa hưởng kết quả của những chương trình và chính sách phát triển lâm nghiệp trước đó, giai đoạn 2011 - 2020 là giai đoạn ngành Lâm nghiệp đạt được những thành tựu rất đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn này tăng liên tục từ 5 - 8%/năm và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lâm sản trung bình 15%/năm. Đây cũng làgiai đoạn trọng tâm mà Chính phủ đã triển khai thực hiện hàng loạt những chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của ngành, như Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Chính sách Chi trả dịch vụ môitrường rừng năm 2009, Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng năm 2018... Thực hiện những chính sách đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hành động nhằm bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng suất và chất lượng rừng và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp. Các nhiệm vụ khoa học trong lĩnh vực lâm sinh (lâm sinh, sinh thái môi trường rừng và bảo vệ rừng) cũng được đặt ra hướng tới giải quyết các mục tiêu đó như nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng cây mọc nhanh, trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây mọc nhanh và cây bản địa, chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ sang gỗ lớn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ và cây đa tác dụng...

Trong giai đoạn này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng triển khai nhiều chương trình KHCN có liên quan đến lĩnh vực lâm sinh, như Chương trình khai thác và phát triển nguồn gen, Quỹ

phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED), Chương trình công nghệ sinh học, Chương trình nông thôn miền núi, Chương trình Tây Nguyên 3, Chương trình Tây Bắc, Chương trình hỗ trợ KHCN cho các khu dự trữ sinh quyển, Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới, các đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, đề tài cấp thiết địa phương và dự án sản xuất thử nghiệm...

Từ các chính sách phát triển của ngành, cũng như các chương trình KHCN cấp quốc gia, các đơn vị có chức năng nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ lĩnh vực lâm nghiệp chủ yếu trong nước như Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp đã được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ và cấp Quốc gia lĩnh vực lâm sinh. Các kết quả KHCN trong giai đoạn trước cũng như giai đoạn này đã đóng góp đáng kể trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, phục hồi, phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái thông qua các sản phẩm KHCN như các tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật được chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tại các địa phương.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về lâm sinh cũng còn một số hạn chế nhất định trước yêu cầu đặt ra. Do đó, việc đánh giá kết quả nghiên cứu KHCN lĩnh vực lâm sinh trong giai đoạn này sẽ là cơ sở tốt để xác định những ưu tiên nghiên cứu giai đoạn tiếp theo, 2021-2030.

II. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM

SINH 2011 - 2020

2.1. Thực trạng và kết quả nghiên cứu và chuyển giao lĩnh vực lâm sinh

2.1.1. Tổng hợp các nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao theo cấp quản lý

Trong giai đoạn 2011-2020, tổng số có khoảng hơn 90 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm và khuyến lâm lĩnh vực lâm sinh đã và đang triển khai. Các đề tài, dự án cấp quốc gia chiếm khoảng 30%, trong đó chủ yếu là các đề tài thuộc Chương trình khai thác và phát triển nguồn gen cây rừng và đề tài độc lập cấp Quốc gia. Các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm và khuyến lâm cấp Bộ chiếm khoảng 70%, chủ yếu là đặt hàng hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bảng 1.Số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2011-2020

TT Cấp quản lý/Chương trình Số lượng đề tài/dự án

I Cấp Quốc gia 38

1 Đềtài độc lập 11

2 Chương trình Quỹ gen 11

3 Chương trình Công nghệ sinh học 4

4 Chương trình Nông thôn mới 2

5 Chương trình Tây Nguyên 1

6 Chương trình Tây Bắc 1

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)