Kết quả nghiên cứu về chế biến LSNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 69 - 70)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

2.4.Kết quả nghiên cứu về chế biến LSNG

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

2.4.Kết quả nghiên cứu về chế biến LSNG

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến LSNG: Do đặc điểm của LSNG đa dạng, phong phú về chủng loại cũng như số lượng không lớn nên công nghệ chế biến cũng rất đa dạng và phân tán. Từ năm 2010 đến nay, việcnghiên cứu chế biến LSNG đã dần được chú trọng theo hướng hiện đại hóa nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

trong nước cũng như xuất khẩu như chế biến cácsản phẩm mây, tre, nhựa thông,tinh dầu quế, tinh dầu hồi và một số sản phẩm dược liệu chủ yếu. Tuy nhiên, số nhiệm vụ liên quan đến chế biến LSNG rất hạn chế, chỉ có 12/144 nhiệm vụ có nghiên cứu về chế biến LSNG. Một số kết quả nghiên cứu về chế biến LSNG nổi bật đó là:

- Công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi từ cành và lá đã được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 492/QĐ-TCLN-KH&HTQT, ngày 29/12/2017 mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội tối thiểu 20% so với công nghệ trong sản xuất và đã được chuyển giao cho 4 cơ sở chế biến LSNG ở 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

- Công nghệ chế biến tre trúc cũng bước đầu được phát triển mạnh nhất là công nghệ chế biến tre ép khối, công nghệ sấy nan tre phục vụ cho chế biến thủ công mỹ nghệ,... đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa. Công nghệ tre ép khối đã được chuyển giao cho vùng Tây Bắc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Công nghệ chế biến nhựa thông, công nghệ chế biến dầu Trẩu và công nghệ chế biến nhiều sản phẩm dược liệu theo hướng chưng luyện, trích ly phân đoạn trong sản xuất tinh dầu, nhựa, hương liệu, dược liệu đã và đang đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

- Công nghệ sơ chế một số sản phẩm dược liệu bước đầu được quan tâm nghiên cứu tập trung vào công nghệ sơ chế (sấy) Thảo quả, Sa nhân, Đẳng sâm,...

- Đã đề xuất và ứng dụng một số công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản một số sản phẩm LSNG theo hướng tinh làm tăng giá trị cho đơn vị sản phẩm.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 69 - 70)