Rừng trồng sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 58 - 59)

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.2.1.Rừng trồng sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ

7 Dự án nông thôn miền núi 4 8 Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng

2.2.1.Rừng trồng sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Đối với trồng rừng cây mọc nhanh, đã xác định được các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng lại rừng sau khai thác keo và bạch đàn, trong đó tập trung nhiều vào các kỹ thuật quản lý lập địa, sử dụng phân bón và các biện pháp kỹ thuật tạo gỗ lớn như tỉa cành, tỉa thưa. Một số biện pháp kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và PTNTcông nhận là tiến bộ kỹ thuật (TBKT) như kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và sử dụng phân lân trong trồng rừng keo ở các chu kỳ sau tại Trung Bộ và Đông Nam Bộ; quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác kết hợp bón phân cho bạch đàn lai UP và Keo tai tượng ở các chu kỳ sau tại vùng Đông Bắc Bộ và BắcTrung Bộ. Xác định được cơ sở khoa học để chuyển hóa rừng sản xuất gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận TBKT về kỹ thuật tỉa thưa để chuyển hóa rừng keo lai và Keo tai tượng sản xuất gỗ nhỏ thành rừng sản xuất gỗ lớn. Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Keo lá liềm trên đất cát nội đồng, và được Bộ Nông nghiệp và PTNTcông nhận TBKT lên líp, bón phân và mật độ trồng thích hợp trồng rừng Keo lá liềm trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ.

Đối với trồng rừng cây gỗ lớn bản địa, đã xác định được cơ sở khoa học, đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh thái và hệ thống biện pháp kỹ thuật để trồng rừng thâm canh cung cấp cho một số loài cây lá rộng bản địa như Vối thuốc, Gáo trắng, Gáo vàng, Sồi phảng,Xoan nhừ, Xoan đào, Sa mộc, Huỷnh, Thanh thất, Chiêu liêu, Dẻ đỏ, Bời lời vàng, Lát hoa, Sấu tía...

Đối với trồng cây lâm sản ngoài gỗ, đã xác định được đa dạng di truyền, giá trị nguồn gen, giá trị dinh dưỡng trong thành phần quả, hạt của một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị để phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây rừng, biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh một số loàinhưLai, Mắc ca, Sâm lai châu, Tam thất hoang, Sở, Sơn tra, Thảo quả, Chè hoa vàng, Tơm T’rưng, Huyết đằng lông. Đối với nhóm cây gỗ đa mục đích, đã xác định được đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh thái và các biện pháp kỹ thuật để trồng rừng Quế, Cóc hành, Bời lời, Trôm, Óc chó, Ươi, Xoay, Vù hương. Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật đặc điểm sinh

Cấp Nhà nước: Kinh phí Cấp Nhà nước: Số lượng

Cấp Bộ: Kinh phí Cấp Bộ: Số lượng

học, sinh lý, sinh thái và các biện pháp kỹthuật để trồngmột số loài họ Tre nứa như Bương lông, Tre ngọt, Lùng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đã xây dựng được nhiều quy trình và hướng dẫn kỹ thuật cho từng đối tượng nghiên cứu. Đồng thời,xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và hướng dẫn kỹ thuật để phục vụ công tác quản lý ngành, đã xây dựng được 6 TCVN, bao gồm: Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ đối với keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn urophylla; Yêu cầu lập địa đối với Keo tai tượng, keo lai, Bạch đàn urophylla, Keo lá tràm, Keo chịuhạn. Đang xây dựng 2 TCVN về yêu cầu lập địa trồng rừng Phi lao và Xoạn chịu hạn.

Đối với công tác chuyển giao, đã thực hiện một số dự án sản xuất thử nghiệm và triển khai nhiều dự án khuyến lâm để chuyển giao các kết quả nghiên cứu triển vọng. Qua đó, đã tập huấn chuyển giao và xây dựng được nhiều mô hình trình diễn về kỹ thuật trồng thâm canh đối với một số loài keo, bạch đàn, thông và cây bản địa gỗ lớn có giá trị kinh tế cao; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn đối với một số loài keo lai, Keo tai tượng; mô hình trình diễn các biện pháp về phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp cho các loài keo, bạch đàn, thông, Lát hoa, Quế,...

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 58 - 59)