Giai đoạn 1991 2000: Phát triển kinh tế lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 90 - 91)

- Chính sách Thị trường C hế biến T iêu thụ sản phẩmDA

2.2.Giai đoạn 1991 2000: Phát triển kinh tế lâm nghiệp

Phục hồi rừng và phát triển vốn rừng trong giai đoạn này là nhiệm vụ trọng tâm chính trị của toàn ngành lâm nghiệp, khi độ che phủ của rừng giảm xuống thấp nhất (28%), diện tích đất trống đồi trọc lớn. Mục tiêu cụ thể là bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên hiện có, đẩy mạnh trồng rừng phát triển vốn rừng. Khung pháp lý quan trọng nhất của giai đoạn này là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991). Theo đó, (1) “Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân - dưới đây gọi là chủ rừng”; (2) “Rừng được gây trồng trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước, thì sản phẩm thực vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cánhân bỏ vốn”; và (3) “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản theo hướng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến”. Để thể chế hóa khung pháp lý này, các đề tài nghiên cứu đã được hình thành, với rất nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp nhằm cung cấp luận cứ khoa học xây dựng các chính sách cụ thể. Một số kết quả nghiên cứu nổibật về giao đất lâm nghiệp, như: Tổng quan các vấn đề chính sách trong giao đất lâm nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao và đặc biệt là nội dung giao đất lâm nghiệp trong quá trình thực hiện Dự án 327. Giao đất lâm nghiệp được xemlà điều kiện tiên quyết để thu hút sự tham gia và thay đổi vị thế “làm chủ” theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân thực hiện và dân hưởng lợi thành quả phục hồi rừng của Chương trình 327, tiếp theo là Dự án 5 triệu ha rừng (661).

Lần đầu tiên, một Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về lâm nghiệp xã hội mã số KN03 được triển khai trên các vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp khó khăn và trọng điểm, như: Tây Bắc; Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Kết quả của chương trình nghiên cứu là cơ sởđể huy động lực lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động lâm nghiệp theo phương thức Nông lâm kết hợp (NLKH) nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững miền núi, vùng cao. Đặc biệt, kết quả của chương trình có sự hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học lâm nghiệp tiêu biểu. Từ đây, khi nói đến Lâm nghiệp xã hội (LNXH) thì không thể bỏ qua các hoạt động phát triển sinh kế của người dân sống gắn bó với rừng và NLKH trở thành một phương thức kỹ thuật để thực hiện các dự án LNXH và LNCĐ sau này. Ngoài ra, các vấn đề về xã hội trong lâm nghiệp cũng được quan tâm nghiên cứu như:

Nghiên cứu mối quan hệ giữa di dân với vấn đề bảo vệ và phát triển rừng: tập trung đánh giá thực trạng tình hình di dân tự phát, di dân xây dựng kinh tế mới, phân tích mối quan hệ giữa di dân với vấn đề bảo vệ rừng; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình định canh định cư; ổn định cuộc sống dân di cư gắn với bảo vệ rừng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi. Bên cạnh đó, cũng đã có xu hướng mới là nghiên cứu tổng hợp vai trò kinh tế, xã hội, môi trường của rừng trong phát triển kinh tế xã hội, hướng tới xây dựng các khu kinh tế sinh thái thích hợp với từng địa phương như nghiên cứu về vai trò của rừng trong cơ cấu nông lâm-công nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội miền núi; Nghiên

cứu xây dựng và đề xuất mô hình kinh tế - môi trường vùng núi cao Lâm Đồng; và Công

trình “Làng sinh thái” trên vùng đất cát ven biển,...

Một lĩnh vực khác cũng được quan tâm trong giai đoạn này là nghiên cứu về kinh tế trang trại. Kết quả của các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào những vấn đề như: làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp; đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả mô hình này tại một số địa phương; trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm, tiềm năng và những vấn đề đặt ra; đề xuất định hướng chính sách và giải pháp chủ yếu khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu quả của các trang trại lâm nghiệp ở nước ta.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 90 - 91)