Kết quả nghiên cứu chọn giống keo lai tam bộ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 36 - 37)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.2. Kết quả nghiên cứu chọn giống keo lai tam bộ

Trong các giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015, được sự giúp đỡ của các nhà khoa học Australia thông qua dự án ACIAR FST/2008/015 “Phương pháp chọn giống và phát triển giống tiến bộ cho các loài keo nhiệt đới”, Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tạo được các giống keo tứ bội và sau đó tiến hành lai giống với giống keo nhị bội để tạo ra hạt lai tam bội. Các hạt lai tam bội được cứu phôi (hạt lai tam bội không thể nảy mầm trong điều kiện bình thường) và được nhân giống bằng nuôi cấy mô và giâm hom. Từ năm 2015 đến 2019, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống keo lai tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn”, Viện đã tiến hành khảo nghiệm các giống tam bội trên nhiều địa điểm trên khắp cả nước. Kết quả đánh giá tổng hợp của các giống tam bội được thể hiện ở bảng 2 dưới đây.

Tại Yên Thế, Bắc Giang 3 dòng triển vọng (X101, X102 và X201) đạt thể tích thân cây trung bình từ 50,0 - 57,9 dm/cây, năng suất từ 25,8 - 26,8 m/ha/năm. Các dòng này đều có chỉ số chất lượng thân cây tốt, thân tròn đều và chiều cao dưới cành lớn. Chỉ số chất lượng tổng hợp chúng

đều cao hơn hoặc tương đương với 2 giống BV10 và BV16 (Bảng 2). Vì thế cả 3 dòng (X101, X102 và X201) đều phù hợp để đề nghị công nhân giống cho điểm Yên Thế, Bắc Giang và một số nơi có điều kiện sinh thái tương tự.

Tại Cam Lộ, Quảng Trị 4 dòng triển vọng có thể tích thân cây trung bình dao động lớn từ 30,5

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 36 - 37)