Khó khăn vướng mắc

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 143 - 144)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 3 1 Thuận lợ

3.2.Khó khăn vướng mắc

- Đã thử nghiệm xác định được dòng keo, bạch đàn có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống, nhưng chậm có nguồn giống nhân đại trà phục vụ sản xuất.

- Chưa có giải pháp kỹ thuật hiệu quả trong việc ứng dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất, bón thúc rừng trồng trên đất chặt, chua, nghèo kiệt độ phì, đất đã qua 4 - 5 chu kỳ trồng rừng.

- Chưa tìm được chế độ giữ độ ẩm trong bầu hữu cơ, nên khi sử dụng cây con trong bầu này trồng rừng, gặp thời tiết ít mưa cây hay bị chết.

- Chưa có giải pháp hiệu quả trong ứng dụng đưa cơ giới thực hiện các khâu xử lý thực bì, đào hố, chăm sóc rừng, tiêu giảm vật rơi rụng của rừng trồng thâm canh trên đất dốc.

- Nhiều dòng keo lai và một số xuất xứ Keo tai tượng đang bị xốp phần lõi của 2/3 thân phía ngọn nhưng chưa có giải pháp phòng chống có hiệu quả. Chưa tìm được loài cây gỗ thân thẳng, có khả năng tỉa cành tự nhiên tốt, ít để lạivết sẹo, có thể trồng trên đất rừng nghèo dinh dưỡng để làm nguyên liệu sản xuất ván bóc.

- Chưa tìm được loài cây lâm sản ngoài gỗ trồng dưới tán rừng trồng để lấy ngắn nuôi dài, kích thích phát triển rừng gỗ lớn.

- Một số giống keo, bạch đàn lai có năngsuất cao nhưng khả năng chống giông bão kém, cây hay bị đổ, gãy....

- Chưa ứng dụng tự động hóa trong một số công việc trong vườn ươm, và trong sản xuất bầu hữu cơ.

- Còn hạn chế trong việc cải tiến các thiết bị, dụng cụ: Máy đóng bầu hữu cơ, kéo tỉa cành trên cao, máy xử lý thực bì và xử lý vật rơi rụng dưới tán rừng thâm canh cao.

IV. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị các nhà khoa học, các viện nghiên cứu giúp Công ty tháo gỡ những vướng mắc đã nêu ở trên.

- Khi nghiên cứu chọn tạo giống, có thể đồng thời nghiên cứu việc chuẩn bị các điều kiện, kỹ thuật nhân giống, sản xuất giống đại trà, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến cáo kỹ thuật trồng, chăm sóc.

- Có cơ chế cho các đơn vị nghiên cứu giống duy trì thường xuyên việc nghiên cứu, chọn tạo giốngmới để thaythế giống đã bị thoái hóa; quản lý lưu trữ các nguồn giống tốt; quy định cơ chế bán nguồn giống cho người sản xuất đối với các giống được chọn tạo bằng 100% tiền ngân sách nhà nước; định kỳ 5 năm tổ chức kiểm tra đánh giá hủy các giống không còn giá trị sử dụng.

- Các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng về giống cần được đầu tư 100% giống, vật tư phân bón cho các cơ sở thực nghiệm để tránh bị rủi ro và khuyến khích đơn vị, cá nhân ứng dụng.

- Nghiên cứu hiện trạng Keo tai tượng và một số dòng keo lai ở các tỉnh miền Bắc bị xốp lõi ở 2/3 thân về phía ngọn cây và có giải pháp hoặc khuyến cáo khắc phục.

Trên đây là một số ý kiến tham luận của Công ty TNHH Hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế về kết quả ứng dụng khoa học công nghệ phát triển rừng ở Công ty trong 10 năm qua tới Hội thảo

“Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển”. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM Hiệp hội Gỗ và lâmsản Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 143 - 144)