Kết quả nghiên cứu về thị trường, kinh tế, chính sách

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 70 - 71)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

2.5.Kết quả nghiên cứu về thị trường, kinh tế, chính sách

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

2.5.Kết quả nghiên cứu về thị trường, kinh tế, chính sách

Trong số các lĩnh vực nghiên cứu về LSNG, lĩnh vực nghiên cứu về thị trường, kinh tế, chính sách rất hạn chế. Thống kê cho thấy, trong giaiđoạn 2011-2020, chỉ có 5 nhiệm vụ có liên quan đến nghiên cứu lĩnh vực này về LSNG. Cụ thể:

- Về kinh tế, thị trường: Thị trường LSNG từ chỗ theo cơ chế định giá, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường các nước Đông Âu với sự tham gia của một thành phần kinh tếchủ yếu là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường theo sự điều tiết của quy luật cung cầu, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đã ký hiệu định thương mại với nhiều vùng, nước, lãnh thổ trên thế giới trong đó nổi bật là Hiệp định thương mại CTTPP, Hiệp định thương mại EVFTA, VPA/FLEGT,... Thị trường tiêu thụ LSNG trong nước cũng như quốc tế ngày càng được mở rộng, thành phần tham gia thị trường ngày càng phong phú, hoạt động giao dịch ngày càng được hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng các công nghệ thông tin. Thực tế cho thấy, sản lượng LSNG khai thác, cung cấp ra thị trường đều tăng hàng năm. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về thị trường, kinh tế, chính sách có liên qua. Trong 10 năm vừa qua, chỉ có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cho LSNG tập trung ở các dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tổ chức phi chính phủ hoặc được lồng ghép trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ như nghiên cứu về thị trường chuỗi giá trị một số sản phẩm Quế, Hồi, Thảo quả, Tre, Sâm ngọc linh,... Bước đầu đã dự báo thị trường cho một số sản phẩm LSNG có giá trị caovề Tre, nhựa thông, nhựa Bồ đề, Hồi, Quế, Thảo quả, Sở, Sâm ngọc linhvà một số sản phẩm dược liệu giá trị cao khác.

- Về chính sách: Từ một số kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong giai đoạn, có 3 chính sách ban hành nổi bật, đó làNghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu. Tiếp theo là Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre và Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, để khẳng định vai trò của LSNG đối

với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo trên cả nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểusốgiai đoạn 2015 - 2020.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 70 - 71)