Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống LSNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 67 - 68)

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO LĨNH VỰC LÂM SINH GIAI ĐOẠN 2021

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống LSNG

Trong 144 nhiệm vụ khoa học công nghệ có liên đến nghiên cứu LSNG, chỉ có 42 nhiệm vụ khoa học công nghệ và 6 dự án giống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Lâm nghiệp bền vững 2011-2020 chiếm 33,3% tổng số các nhiệm vụ có liên quan đến công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ về giống cây LSNG. Do hầu hết số lượng nhiệm vụ thuộcnhiệm vụ khai thác quỹ gen nên nội dung cũng như kinh phí đầu tư cho nghiên cứu cải thiện giống của các loài cây LSNG giai đoạn này khá khiêm tốn, nên thành tựu nghiên cứu cải thiện giống cho các loài cây LSNG giai đoạn này cũng rất hạn chế. Chỉ có 5 loài có giống được công nhận, tổng số giống đã được cải thiện là 22 giống. Trong đó, Mắc ca 01 dòng vô tính, Tràm năm gân 12 dòng vô tính, Tràm trà 6 dòng vô tính và 2 gia đình, Sa nhân tím 1 xuất xứ và 01 giống cây Đàn hương có xuất xứ Karnataka, Ấn Độ nhập nội. Kết quả nổi bật trong giai đoạn gồm:

a) Về chọn tạo giống

- Các giống Mắc ca (Macadamia integrifolia) đã được công nhận là giống Tiến bộ kỹ thuật và giống Quốc gia gồm các dòng vô tính: 842; 741; 800; 900; 695 (Quyết định số 2039/QĐ-

BNN-TCLN, ngày 01/9/2011); OC; 246; 816; 849 (Quyết định số 2040/QĐ-BNN-TCLN, ngày

01/9/2011 và Daddow đạt năng suất hạt từ 15 đến 20 kg/cây ở vùng Tây Nguyên và từ 10 đến 15 kg /cây ở vùng Tây Bắc (Quyết định số 65/QĐ-BNN-TCLN, ngày 11/01/2013) và đã được gây trồng trên diện rộng.

- Các giống tràm đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định 796/QĐ- BNN-TCLN, ngày 13/4/2012 gồm: Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) có 10 giống: xuất xứ Q8; xuất xứ Q15; xuất xứ Q16; xuất xứ Q23; dòng vô tính Q4.19; dòng vô tính Q4.40; dòng vô tính Q4.41; dòng vô tính Q4.44; dòng vô tính Q4.45; dòng vô tính Q4.50. Tràm trà (Melaleuca alternifolia) có 3 giống gồm: A26; A32 và A38.

- Giống Sa nhân tím, xuất xứ Sơn Long đã được công nhân là giống Tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 89/QĐ-BNN-TCLN, ngày 01/01/2018 đạt năng suất quả từ 400-450kg quả tươi/ha ở Hoành Bồ - Quảng Ninh và đã được gây trồng trên diện rộng với khoảng 10.000 ha trên cả nước.

- Giống cây Đàn hương có xuất xứ Karnataka, Ấn Độ được công nhận vào sản xuất tại Quyết định số 1305/QĐ-BNN-TCLN, ngày 22/04/2019 có năng suất năm thứ 3 đạt 1,3kg hạt/cây, hàm lượng dầu đạt 1,3% được gây trồng sản xuất trên diện rộng.

Ngoài ra, các đề tài, dự án bước đầu đã tạo lập được tập đoàn giống công tác, bình tuyển hàng nghìn cây trội, xây dựng được khoảng 130 ha rừng giống, vườn giống, vườn tập hợp giống công tác, vườn cây bố mẹ, vườn vật liệu kết hợp khảo nghiệm giống tại các vùng sinh thái khác nhau.

b) Công tác nghiên cứu nhân giống và chuyển giao công nghệ

Quy trình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô đã tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện cho các giống Sa nhân tím, Ba kích, Thảo quả, Hồi, Quế, Sâm ngọc linh, Đẳng sâm... Từ năm 2011 đến nay đã có 5 cơ sở sản xuất cây giống LSNG bằng phương pháp nuôi cấy mô được chuyển giao giống và công nghệ nhân giống cho các giống Sa nhân tím, Ba kích, Sâm ngọc linh, đến nay các cơ sở này đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ và đã sản xuất giống ở quy mô công nghiệp từ 100.000 cây giống trở lên và có 15 cơ sở sản xuất giống cây LSNG được chuyển giao công nghệ nhân giống bằng phương pháp ghép cho cây Giổi ăn hạt, Hồi, Trám, Mắc ca,...

c) Công tác tài liệu hóa

- Các tiêu chuẩn quốc gia đãđược công nhận theo Quyết định số 600/QĐ-BKHCN, ngày 28/3/2017, gồm: TCVN 11767:2017 Giống cây lâm nghiệp - cây giống Mây nếp; TCVN

11768:2017 Giống cây lâm nghiệp - cây giống Thảo quả; TCVN 11769:2017 Giống cây lâm

nghiệp - cây giống Hồi; TCVN 11770:2017Giống cây lâm nghiệp - cây giống Sa nhân tím. - Bộ tiêu chuẩn TCVN 8761 - Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Khảo nghiệm VCU) - gồm 8 phần: TCVN 8761-1:2017 Phần 1: Nhóm các loài cây lấy gỗ; TCVN 8761-2:2018 Phần 2: Nhóm các loài cây Lâm sản ngoài gỗ (thân gỗ lấy quả và hạt); TCVN 8761-3:2018 Phần 3: Nhóm các loài cây ngập mặn; TCVN 8761-4:2018 Phần 4: Nhóm các loài cây thân gỗ lấy dầu nhựa; TCVN 8761-5:2019 Phần 5 : Nhóm các loài cây thân gỗ lấy tinh dầu; TCVN 8761-6:2019 Phần 6 : Nhóm các loài cây thân thảo, dây leo lấy củ; TCVN 8761- 7:2019 Phần 7: Nhóm tre nứa; TCVN 8761-8:2019 Phần 8: Nhóm song mây.

- Các tài liệu đã xuất bản được sử dụng như các Hướng dẫn kỹ thuật để tham khảo phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển sản xuất gồm:

1. Cây Dó bầu và Trầm hương. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2011;

2. Kỹ thuật trồng một số loài tre trúc song mây. NXB Nông nghiệp, 2013;

3. Kỹ thuật trồng 10 loài cây lâm sản ngoài gỗ làm gia vị. NXB Nông nghiệp, 2014.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thành tựu và định hướng phát triển (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)